Vụ ngộ độc rượu 3 người tử vong: Rượu kịch độc vì ngâm lá ngón

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn VSTP quốc gia cho thấy trong rượu có chất Koumin, hợp chất này có trong cây lá ngón.

Anh Lô Văn Khăm nạn nhân may mắn thoát chết sau khi uống phải loại rượu kịch độc được ngâm từ cây lá ngón.
Anh Lô Văn Khăm nạn nhân may mắn thoát chết sau khi uống phải loại rượu kịch độc được ngâm từ cây lá ngón.



Trước đó, tại xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An xảy ra vụ ngộ độc khiến 3 người tử vong, 1 người nguy kịch. Các nạn nhân gồm: Hai vợ chồng anh Mong Văn Đi (SN 1978), Lô Thị Văn (SN 1978) và em trai là Mong Văn Tuệ (SN 1981). Nạn nhân thứ 4 là Lô Văn Khăm (SN 1994, em rể) nguy kịch.

Vào khoảng 14 giờ ngày 12-3 tại nhà riêng ông Đi ở xã Hữu Lập 4 người cùng nhau ăn bữa cơm trưa. Các món ăn trong bữa cơm gồm: Cơm, canh măng chua, hoa chuối nấu thịt lợn, ớt cay, cà pháo, ổi và 1 chai rượu ngâm rễ, thân cây tự tìm kiếm.  

Khoảng 30’ sau khi bắt đầu ăn, Mong Văn Tuệ thấy hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu trên bàn ăn. Thấy vậy ông Mong Văn Đi chạy đi kêu cứu hàng xóm rồi ngất xỉu tại cầu thang. Mong Văn Đi và Mong Văn Tuệ uống khoảng 3-4 chén rượu.

Lữ Văn Khăm sau khi uống khoảng 2 chén rượu thì hoa mắt, chóng mặt, khó thở. Nghi ngờ trong rượu có độc nên đã móc họng nôn.

Riêng nạn nhân Lô Thị Văn trước đó có đưa con gái đi khám, sau khi về nhà được mời uống một chén rượu và không ăn bất kỳ món nào trong bữa ăn. Sau đó chị Văn sang nhà hàng xóm chơi rồi cảm thấy hoa mắt, chóng mặt nên quay về nhà nằm trên giường rồi ngất lịm.

Ngay sau đó các nạn nhân được đưa đến Trung tâm y tế huyện Kỳ Sơn cấp cứu. Tuy nhiên do ngộ độc quá nặng các nạn nhân gồm: Đi, Tuệ, Văn đã tử vong. Người duy nhất sống sót là anh Lữ Văn Khăm cũng được chuyển xuống bệnh viện HNĐK trong tình trạng nguy kịch.

Ngày 14-3, Chi cục Vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An đã có báo cáo liên quan đến vụ ngộ độc. Theo báo cáo của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Nghệ An, rượu ngâm rễ, thân cây được đựng trong chai nhựa là rượu do Mong Văn Đi tự nấu. Rễ, thân cây do ông Đi tự tìm kiếm về ngâm. Sau khi ngâm khoảng 10 ngày thì được đưa ra để uống. Ngay sau khi xảy ra vụ ngộ độc, Công an huyện Kỳ Sơn đã tiến hành thu giữ các mẫu phẩm trong bàn ăn để điều tra làm rõ.

Ngay sau đó, mẫu rượu mà các nạn nhân uống đã được gửi ra Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia để tiến hành xét nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc, là chất Koumin, đây là hợp chất có trong cây lá ngón. Koumin là một trong những thành phần tạo nên alcaloid có trong cây lá ngón giống như Gelsenicin, Gelsamydin, Gelsemoxonixn…

Cây Lá ngón còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Câu vẫn, Hoàng đằng, Đoạn trường thảo, … Cây sống phổ biến ở các huyện vùng núi phía Tây tỉnh Nghệ An.


 

Loại cây rừng mà ông Đi đã dùng để ngâm rượu.
Loại cây rừng mà ông Đi đã dùng để ngâm rượu.



Để phòng tránh ngộ độc do sử dụng nhầm cây lá ngón, chính quyền địa phương các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể cần tập trung tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin và dưới nhiều hình thức về tác hại và tính chất nguy hiểm đến tính mạng khi sử dụng các bộ phận của cây lá ngón.

CTV Nhật Minh/VOV

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.