Vớt lộc trời trên sông Trường Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vào mùa những con sứa nổi lên mặt trên sông Trường Giang nhiều vô kể, người dân huyện Núi Thành, Quảng Nam dong nghe đi vớt. Mỗi ngày hành nghề một người thu được tiền triệu, đây là khoản thu nhập tương đối lớn.
Tờ mờ sáng ngày đầu mùa hè, ông Trần Quốc, ở thị trấn Núi Thành (huyện Núi Thành, Quảng Nam) nhà nằm bên sông Trường Giang chứa nước lợ lên chiếc bè tự chế rộng khoảng 4 m2. Bè được kết từ nhiều miếng xốp tạo thành ba lối ở dưới nước, phía trên lát ván gỗ có sức chứa gần chục người nhưng không chìm.
 
Ông Trần Quốc chèo bè ra sông bắt sứa.
Ông Quốc lên bè mang theo chiếc vợt, phía trên một khúc sào dài khoảng 3 m, phía dưới gắn rổ nhựa bắt đầu một ngày mưu sinh. Ngư dân này chống sào xuống đáy sông đẩy chiếc bè đi trên mặt nước, sau 10 phút, chiếc bè đến địa điểm có thường có sứa xuất hiện, ông bắt đầu đi chậm lại và phóng tầm mắt quan sát.
Vừa thực hiện các động tác, ông Quốc kể, công việc thường ngày làm nghề chài lưới trên sông đánh bắt cá. Tuy nhiên từ bao đời này từ tháng 1 đến 4 âm lịch trên dòng sông Trường Giang chảy qua địa phương sứa (có nơi gọi là nuốt) bắt đầu sinh sôi phát triển. Chúng nổi lên dập dềnh trên mặt nước khoảng 4 tháng khi đến mùa nắng nóng thì biến mất và đến năm sau lại xuất hiện.
“Trước đây chúng tôi chỉ bắt về làm món ăn trong gia đình hoặc món nhậu. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, sứa trở thành mặt hàng có nhiều người mua nên đến mùa tôi và rất nhiều người dân ngừng công việc chài lưới chuyển sang bắt sứa”, lão ngư 50 tuổi nói.
 
Một con sứa nổi lên mặt nước.
Chiếc bè của ông Quốc di chuyển thì bắt gặp những con sứa nổi lên thành từng vạt. Mỗi con phía đầu có hình tròn gọi là vòm mũ sứa phồng ra, hút nước vào bên trong. Sau đó chúng co bóp về phía sau, tạo áp lực đẩy nước thoát ra ngoài và cơ thể sứa di chuyển về phía trước. Miệng sứa có hàng chục tua để lái (gọi là chân) đổi hướng trong lúc đi, với các bộ phận này, sứa di chuyển trong nước khá nhanh.
Thấy sứa đi trong nước, ông Quốc liền cho chiếc vợt xuống và xúc. Có những nơi nhiều sứa, mỗi lần ông xúc đầy vợt thì mới đưa lên bè. “Sứa trên đoạn sông này có hai loại, chúng được phân biệt bằng màu sắc. Trong đó sứa trắng có những chấm đỏ nâu ăn không ngon bằng sứa xanh”, ông Quốc tiết lộ và lý giải sứa xanh khi ăn giòn hơn sứa trắng.
Gần 5 năm hành nghề nên ông Quốc có kinh nghiệm khi nào thì bắt được nhiều sứa. Ông nhìn vào gió thổi để đoán được là sứa nổi lên mặt nước và di chuyển nhiều hay ít.
 
Sứa bắt về được đưa vào lồng nuôi chờ khách đến mua.
“Khi có gió nam thổi mạnh thì sứa nổi lên nhiều, thời gian còn lại thì nó nằm sâu trong nước rất khó bắt. Nơi nước chảy mạnh sứa ở đó nhiều, còn nơi nước chảy chậm rất ít”, ông Quốc chia sẻ và nói thêm để bắt được nhiều sứa thì phải biết từng lạch nước (gọi là láng nước), vì có những khúc sông sứa nổi dày đặc nhưng có đoạn không thấy một con.
Sau 1 giờ vớt từng con sứa mền nhũn cho vào đầy thùng, ông Quốc chèo bè vào bờ. Ở đó, ông dùng lưới làm hai chiếc lồng, mỗi lồng có diện tích rộng khoảng 3 m2, sâu 1 m để nhốt sứa. “Cách nuôi này chúng sống gần 10 ngày mà không bị chết, khi có khách đến mua thì ra xúc lên bán”, ông Quốc cho hay.
Mỗi ngày ra sông hành nghề, ông Quốc bắt ít nhất được khoảng 10 thùng sơn, loại 20 lít, ngày nhiều được gần 20 thùng. Giá bán đầu mùa 150.000 đồng một thùng, cuối mùa 70.000 đồng. Tính ra thu nhập bình quân từ 700 ngàn đồng đến 2 triệu đồng mỗi ngày. Sứa ông Quốc bắt về được thương lái thu mua chở đi khắp ở tỉnh Quảng Nam bán, còn tại địa phương ông nhập cho một số hàng, quán nhậu chế biến món ăn.
 
Một con sứa màu trắng có chấm đỏ nâu.
Quá trình chế biến sứa rất công phu, ông Quốc phải dùng máy bơm nước vào xịt rửa sạch. Sứa cho vào rổ rồi dùng đôi tay đảo đi đảo lại nhiều lần, sau đó cầm từng con một cho vào vòi nước để tẩy chất bẩn ở miệng sứa để co lại.
“Có nhiều người ăn nguyên con sứa nhưng có người chỉ ăn phần chân, do đó phải tách ra. Quá trình tách sứa chỉ lấy phần chân mất nhiều thời gian nên giá bán gấp đôi sứa nguyên con. Việc ăn chân sứa thịt rất chắc, giòn nên nhiều người ưa chuộng”, ông Quốc cho biết.
Cũng tham gia đánh bắt sứa, ông Trần Văn Trung, xã Tam Giang, huyện Núi Thành cùng vợ chèo ghe vớt sứa. Công việc của cặp vợ chồng này được phân công rõ ràng, vợ chèo ghe, còn chồng vớt.
“Mỗi ngày sứa nổi lên nhiều chúng tôi bắt được đầy ghe, khoảng 5 tạ. Sứa đưa về nhà rửa sạch và thương lái đến tận nhà lấy, một số đưa ra các nhà hàng, quán nhậu bán”, ông Trung nói.
 
Sứa bắt về cho vào rỗ rửa qua nhiều nước, sau đó tách phần đầu, chỉ còn chân chế biến làm món ăn.
Theo ông Trung với người dân Quảng Nam - sứa là món ăn được ưa thích. Trong đó, sứa chủ yếu chế biến món gỏi, sứa trộn. Cách làm rửa sứa thật sạch, để ráo nước rồi cho một số gia vị như chuối chát, mướp đắng và đậu phụng... Ngoài ra cho thêm một số loại rau như rau húng, rau cải, hành, ngò trộn thật điều xúc bánh tráng chấm mắn ruốc ăn.
“Ngoài việc sứa ở trên sông mấy năm trở lại đây cũng xuất hiện tại nhiều lòng hồ nuôi cá nước lợ của người dân địa phương. Thời điểm sứa nổi nhiều người dùng vợt bắt sứa về chế biến các món ăn. Sứa trong ao hồ không có số lượng nhiều nên chỉ bắt sử dụng trong gia đình và đem cho các hộ dân, người thân”, ông Trung thông tin.
 
Một chân sứa đã được làm sạch.
Sứa là một loài nhuyễn thể trong bộ sứa, ngành ruột khoang, có dạng thù đối xứng tỏa tròn, trong suốt do có cấu tạo hóa học 98% là nước. Chúng ưa thích trong môi trường có dồi dào các sinh vật phù du như rận nước, trùng roi, trứng nước... đây chính là nguồn thức ăn của chúng. Chính vì sống trong môi trường nước bẩn, nhiều rêu tảo và ăn các sinh vật nhỏ, nên sứa có vai trò cải tạo môi trường nước.
Nông nghiệp Việt Nam/Lộc Hà (Kiến thức gia đình số 22)

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.