Việt Nam giành 8 huy chương tại Olympic Vật lý châu Á năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong số 8 học sinh đoạt giải có 2 em đến từ Trường Trung học phổ thông chuyên tỉnh Bắc Giang, 3 em đến từ Trường chuyên Lam Sơn của tỉnh Thanh Hóa.
Học sinh Việt Nam nhận Huy chương Đồng tại lễ trao giải năm 2023. (Ảnh: Bộ Giáo dục-Đào tạo)

Học sinh Việt Nam nhận Huy chương Đồng tại lễ trao giải năm 2023. (Ảnh: Bộ Giáo dục-Đào tạo)

Cả 8 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý châu Á (APhO) năm 2024 đều giành được huy chương, gồm 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là kết quả vượt trội so với những năm trước.

Cụ thể, Huy chương Vàng thuộc em Thân Thế Công, học sinh học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Em Hà Duyên Phúc, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hoá giành Huy chương Bạc.

Các học sinh giành Huy chương Đồng gồm em Nguyễn Nhật Minh (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), Nguyễn Thành Duy (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú, thành phố Hải Phòng), Trương Phi Hùng (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Nguyễn Thế Quân (học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông Chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An) và hai học sinh cùng đến từ Trường Trung học phổ thông Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa là em Hoàng Tuấn Kiệt và Trần Vũ Lê Hoàng.

Kỳ thi Olympic Vật lý châu Á lần thứ 24 được tổ chức từ ngày 3/6 đến ngày 10/6 tại Malaysia, có sự tham gia của 28 đội, đoàn từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ với 208 thí sinh dự thi. Đây là kỳ Olympic Vật lý châu Á đầu tiên do Malaysia tổ chức, với số đội tham dự nhiều nhất từ trước đến nay.

Các thí sinh dự thi trải qua hai ngày thi với thời gian thi 5 tiếng/ngày. Bài thi lý thuyết năm nay được xây dựng từ các ứng dụng thực tế và hiện đại của Vật lý như đài phun nước, cáp quang hay từ kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí nổi tiếng Nature về vật lý thiên văn. Bài thi Thực nghiệm được xây dựng trên cơ sở thí nghiệm rất thú vị về con quay hồi chuyển, một hiệu ứng cơ học được ứng dụng rất nhiều trong thực tế như định vị chính xác trong hàng không hàng hải hay các thiết bị tự cân bằng.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành tích xuất sắc của đội tuyển quốc gia Việt Nam tại Olympic Vật lý châu Á 2024 tiếp tục khẳng định chất lượng giáo dục phổ thông đồng thời khẳng định hướng đi đúng đắn trong công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng, tập huấn (cả về lý thuyết và thực hành) học sinh giỏi của Bộ.

Thành tích này tiếp nối tiếp chuỗi thành tích mà đoàn Việt Nam đạt được tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á trong những năm gần đây, luôn có 8/8 học sinh đạt giải (năm 2022 gồm 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng, 5 Bằng khen; năm 2023 gồm 4 Huy chương Đồng và 4 Bằng khen).

Việt Nam dự thi Olympic Vật lý châu Á lần đầu tiên năm 2.000. Thành tích tốt nhất tại kỳ thi này của Việt Nam là năm 2018, với 4 Huy chương Vàng, hai Huy chương Bạc và hai Huy chương Đồng.

Ban Tổ chức APhO 2024 sẽ tổ chức Lễ bế mạc và trao giải vào ngày 9/6, bắt đầu từ lúc 18 giờ 30 phút (theo giờ Malaysia).

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.