Việt Nam đang có 16 ổ dịch cúm H5N6 và H5N1

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 16-2, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra việc phòng chống dịch cúm gia cầm tại doanh nghiệp đang có tổng đàn gia cầm sinh sản lớn nhất miền Bắc là Công ty CP Tập đoàn Dabaco (xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, Bắc Ninh).

Phun thuốc tiêu độc khử trùng các cơ sở giết mổ, trại chăn nuôi... phòng chống bệnh cúm gia cầm
Phun thuốc tiêu độc khử trùng các cơ sở giết mổ, trại chăn nuôi... phòng chống bệnh cúm gia cầm



Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cả nước hiện có 16 ổ dịch cúm gia cầm (gồm 14 ổ dịch do virus H5N6 và 2 ổ dịch do H5N1) chưa qua 21 ngày tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Trà Vinh. Tổng số gia cầm chết, tiêu hủy đến thời điểm này là 55.071 con. Trong ngày 16-2, có 1 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 phát sinh tại tỉnh Thanh Hóa và 2 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Trà Vinh, làm 970 con gà vịt tại Thanh Hóa chết và 1.704 con gia cầm tại Trà Vinh chết.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Long, đến thời điểm này, dịch tả heo châu Phi đã ở dưới đáy của chu kỳ, cơ bản được khống chế. Số lượng heo phải tiêu hủy do dịch đang giảm dần trong tháng 1 và 2. Đến nay, có 8.200 xã (chiếm 96% tổng số xã có dịch) đã qua 30 ngày nhưng không tái phát; trong đó có 30 tỉnh thành có 100% số xã đã qua 30 ngày; 29 tỉnh thành có trên 85% số xã đã qua 30 ngày.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, sau 1 năm bùng phát, gây thiệt hại chưa từng có cho ngành chăn nuôi, đến nay, dịch tả heo châu Phi đã được kiểm soát. Do từ tháng 10-2019, chúng ta có chủ trương cho tái đàn nên cố gắng tới tháng 10-2020, ngành chăn nuôi heo sẽ ổn định giống như trước khi có dịch. Riêng về giá heo, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT yêu cầu các doanh nghiệp chăn nuôi lớn trong ngành phải giảm xuống mức giá 75.000 đồng/kg. Nếu doanh nghiệp không chịu giảm giá thì chúng ta có luật, Bộ NN-PTNT sẽ rà soát những ưu đãi trước đó mà doanh nghiệp được hưởng để thay đổi.


Theo VĂN PHÚC (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ông Ngôn (làng Kon Chră, xã Hra, huyện Mang Yang) thu hoạch mì trồng xen vào diện tích rừng keo. Ảnh: N.D

Mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp: Lợi ích kép

(GLO)- Từ năm 2023 đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hà Ra (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai mô hình nông-lâm nghiệp kết hợp. Theo đó, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ mượn đất trồng xen cây mì vào diện tích rừng keo do đơn vị quản lý.