Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
PGS. TS Tạ Thị Hoài An vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước thông qua đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm 2023. Bà đã trở thành nữ giáo sư Toán học thứ 3 của Việt Nam sau gần 70 năm qua.

Trong số 630 ứng viên vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) thông qua đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS 2023, ngành Toán có 2 GS và 24 PGS. Một trong 2 GS của ngành Toán năm nay là bà Tạ Thị Hoài An, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

GS Tạ Thị Hoài An.

GS Tạ Thị Hoài An.

Bà An sinh năm 1972 tại Nghệ An. Bà tốt nghiệp ĐH, ThS, TS ngành Toán tại Trường ĐH Vinh.

Bà An được cấp bằng TSKH năm 2015, ngành Toán bởi Đại học Clermont Ferrand 2 Blaise Pascal, Cộng hòa Pháp. Năm 2009, bà được công nhận và bổ nhiệm chức danh PGS.

Từ tháng 12/1995 đến tháng 9/2001, bà An là giảng viên tại Trường ĐH Vinh.

Từ tháng 9/2001 đến tháng 8/2004 bà học sau tiến sỹ (postdoc) tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm khoa học Đài Loan.

Từ tháng 9/2004 đến tháng 3/2005, bà An tiếp tục là giảng viên tại Trường ĐH Vinh

Từ tháng 3/2005 đến tháng 3/2013 bà làm nghiên cứu viên tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Từ tháng 4/2014 đến nay bà là nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Toán học.

GS Tạ Thị Hoài An đã hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án TS.

Bà đã hoàn thành 4 đề tài NCKH cấp Bộ; đã công bố 33 bài báo khoa học, trong đó 33 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín.

Nếu tính từ năm 1956, mốc lịch sử Việt Nam có đợt phong tặng GS đầu tiên, thì bà An là nữ GS ngành Toán thứ 3 sau gần 70 năm qua.

Nữ GS Toán học đầu tiên của Việt Nam là GS. TSKH Hoàng Xuân Sính. Trước khi được Nhà nước công nhận là nữ GS Toán học đầu tiên của Việt Nam (năm 1980), GS Hoàng Xuân Sính còn là người phụ nữ nước ngoài đầu tiên đến Paris (Pháp) bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ ngành Toán học.

35 năm nay, nữ GS ngành Toán thứ 2 của Việt Nam được công nhận là GS. TS Lê Thị Thanh Nhàn (năm 2015), đang công tác tại Bộ GD&ĐT. Khi được công nhận và bổ nhiệm, bà Nhàn là giảng viên tại ĐH Thái Nguyên.

Có thể bạn quan tâm

Cầu truyền hình trực tiếp “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 được tổ chức tại Quảng trường Đại đoàn kết TP. Pleiku

Cầu truyền hình trực tiếp “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Trong 2 ngày 10 và 11-9, đoàn công tác Ban Sản xuất các chương trình giải trí (VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam) đã đến TP. Pleiku để khảo sát địa điểm chuẩn bị truyền hình trực tiếp chương trình chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 tại tỉnh Gia Lai, dự kiến diễn ra ngày 13-10-2024.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.
Đak Đoa tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đak Đoa tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(GLO) - UBND huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025. Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND huyện, một số ban ngành của huyện, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, UBND các xã, thị trấn, các trường học trên địa bàn…

Rộn ràng ngày hội khai trường

Hân hoan ngày hội khai trường

(GLO)- Hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, sáng 5-9, hơn 400 ngàn học sinh của 759 trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã chào đón năm học mới 2024-2025 trong tâm thế hân hoan, phấn khởi.