Vì sao nhiều dự án điện gió, điện mặt trời chưa được cấp phép hoạt động?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
79/85 dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã nộp hồ sơ cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để đàm phán mua bán điện, nhưng đến nay chỉ có 29 dự án được Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Ngày 6.9, thông tin từ Bộ Công thương cho biết, trong ngày 5.9, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã ký văn bản báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về kết quả đàm phán giá điện đối với 85 dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp.

Vẫn còn nhiều dự án điện gió, điện mặt trời chưa được Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực. Ảnh: TN
Vẫn còn nhiều dự án điện gió, điện mặt trời chưa được Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực. Ảnh: TN

Theo Bộ Công tương, tính đến hết ngày 25.8, đã có 79/85 dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp với tổng công suất 4.449,86 MW (chiếm 94%) đã nộp hồ sơ đến EVN để đàm phán mua bán điện.

Đến nay, vẫn còn 6/85 dự án với tổng công suất 284,70 MW (chiếm 6%) chưa gửi hồ sơ đàm phán cho EVN, mặc dù theo báo cáo EVN đã đôn đốc nhiều lần.

Trong số 79 dự án đã gửi hồ sơ đàm phán, có 68 dự án với tổng công suất 3.633,26 MW đã thỏa thuận giá điện với EVN.

Cụ thể, 67/68 dự án với tổng công suất 3849,41 MW đã tiến hành thỏa thuận giá điện tạm thời bằng 50% khung giá phát điện để làm cơ sở ký kết hợp đồng mua bán điện và vận hành thương mại.

61/67 dự án với tổng công suất 3.369,41 MW đã được EVN, chủ đầu tư thống nhất giá tạm trình lên Bộ Công thương. Trong đó, 58/61 dự án đã được Bộ Công thương phê duyệt giá tạm; 43/61 dự án với tổng công suất 2.424,75 MW đã và đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Cũng theo Bộ Công thương, trong số 85 dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, đến nay chỉ có 29 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực. Cụ thể, 20 dự án được cấp giấy phép toàn bộ dự án; 9 dự án được cấp giấy phép một phần dự án.

Ngoài ra, 11 dự án đã nộp hồ sơ và đang được Bộ Công thương khẩn trương rà soát kiểm tra để cấp giấy phép; còn 45 dự án chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực.

Dẫn thông tin báo cáo từ EVN, Bộ Công thương nêu rõ nguyên nhân khiến nhiều dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp hiện nay chưa được giấy phép hoạt động là do chưa có văn bản gia hạn, giãn tiến độ thực hiện, đưa vào hoạt động của UBND tỉnh (quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của luật Đầu tư); chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai, các yêu cầu khác về đầu tư xây dựng.

Bộ Công thương khẳng định, các quy định này là những điều kiện để hợp đồng mua bán điện sửa đổi, bổ sung về việc áp dụng giá điện tạm thời giữa EVN và các dự án chuyển tiếp có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

(GLO)- Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tháng 1-2025, tuy xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đạt 140 ngàn tấn (giảm 41,1% so với cùng kỳ năm 2024), nhưng giá trị thu về lại tăng 5% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 763 triệu USD.

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

(GLO)- Đây là thế hệ thứ 4 của Bentley Continental GT với nhiều sự nâng cấp mới về công nghệ và hệ truyền động hybrid. Tuy Continental GT 2025 được định vị là dòng xe Grand Tourer. Mẫu xe đến từ Anh Quốc này sở hữu thời gian tăng tốc đáng kinh ngạc, chỉ mất 3,2 giây để tăng tốc từ 0 lên 100 km/h.

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.