Vi khuẩn đường ruột có ích trong điều trị ung thư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà khoa học Mỹ và Pháp đã phát hiện được điều thú vị này sau khi đã xét nghiệm và quan sát mức độ ảnh hưởng của vi khuẩn đường ruột lên liệu pháp miễn dịch mà được dùng để điều trị ung thư.
 

 

Cơ thể chúng ta có hàng nghìn tỉ vi sinh vật, hầu hết chúng sống trong ruột và trên da, có vai trò khác nhau trong cơ thể. Những vi sinh vật này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, phòng ngừa nhiễm trùng, và kiểm soát hệ miễn dịch.

Cả hai nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Pháp đều thực hiện ở những người bệnh đang dùng liệu pháp miễn dịch. Kết quả cho thấy những vi khuẩn đường ruột giúp “tăng cường hàng rào phòng thủ chiến đấu với các tế bào ung thư”.

Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện bởi các nhà khoa học của Trung tâm Ung thư Gustave Roussy (ở Paris, Pháp) trên 249 bệnh nhân bị ung thư phổi và thận.

Kết quả cho thấy nhiều tế bào ung thư vẫn phát triển ở các bệnh nhân mà được cho uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng răng, tiêu diệt nhiều vi sinh vật bao gồm vi khuẩn đường ruột, trong khi họ đang sử dụng liệu pháp miễn dịch.

Ngiên cứu thứ hai được thực hiện bởi các nhà khoa học của Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Đại học Texas (Mỹ) trên 112 bệnh nhân bị ung thư da ở giai đoạn xâm lấn. Kết quả cũng cho thấy khả năng đáp ứng với liệu pháp miễn dịch ở những bệnh nhân còn có nhiều vi sinh vật trong cơ thể cao hơn so với những bệnh nhân không còn nhiều.

Bác sĩ Jennifer Wargo của Đại học Texas nói với BBC: “Nếu vi khuẩn trong cơ thể bệnh nhân bị giết chết nhiều thì làm suy giảm khả năng đáp ứng với phương pháp chữa trị ung thư. Giả thuyết này sẽ giúp chúng ta thay đổi được cách thức làm sao để tăng được số lượng vi sinh vật có ích trong cơ thể như vi khuẩn đường ruột người bệnh lên nhằm giúp tăng cường khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị tốt hơn”.

GS Mark Fielder của Đại học Kingston và chủ tịch Hội Vi sinh học ứng dụng cho biết thêm: “Nghiên cứu đã cho thấy được tầm quan trọng hiểu được vi sinh vật trong cơ thể chúng ta. Thật thú vị và hứa hẹn. Chúng ta cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác để có thêm chứng cứ thuyết phục hơn”.

Đỗ Nhi/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.