Văn hóa xếp hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Cây ATM đầu đường nhà tôi hầu như hoạt động hết công suất vào mỗi dịp cuối tuần. Vì cả đoạn đường dài chỉ có 1 cây ATM nên lượng người đến đây rút tiền thường khá đông. 
9 giờ sáng thứ bảy, khi đang đứng xếp hàng, tôi rất ngạc nhiên khi có 2 mẹ con dắt tay nhau lên chen ngang vào đầu hàng. Vậy nên mới xảy ra chuyện to tiếng của người đầu hàng với mẹ con họ. Nghe mọi người giải thích, người phụ nữ lớn giọng: “Ở đây không có biển xếp hàng, ai muốn đứng đâu thì đứng. Mẹ con tôi đang rất vội, không thể chờ được”.
Có hàng trăm lý do được đưa ra để biện minh cho hành động thiếu văn hóa của mình như: sợ trễ giờ, ngại chờ đợi, có việc gấp… Dường như nhiều người vẫn chưa có thói quen xếp hàng. Vậy nên mới có trường hợp chen ngang lên phía trước giữa dòng người dài dằng dặc đang chờ đợi dưới cái nắng, bất chấp cái nhìn bực dọc của người đang ở phía trước.
 Ảnh minh họa.
Văn hóa xếp hàng vừa là nét đẹp của đời sống con người vừa là một kỷ luật cần thiết để chúng ta gìn giữ nếp sống văn minh, tiến bộ. (Ảnh minh họa)
Tôi rất vui khi mỗi lần đưa đón con tới trường đều được chứng kiến hình ảnh cô giáo cho học sinh xếp hàng ngay ngắn trước khi vào lớp hoặc lúc ra về. Những đứa trẻ lớp 1 đứng theo hàng ngay ngắn, không chen lấn, xô đẩy dù nhìn ra ngoài cổng đã có ba mẹ đứng đó vẫy tay. Và không chỉ có lớp 1, việc làm này được hầu hết các đơn vị trường học thực hiện, nhất là bậc tiểu học và THCS. Tôi vẫn thường trả lời các ý kiến thắc mắc của cậu con trai lên 7 tuổi của mình, ví như: Tại sao lúc đi đổ xăng phải xếp hàng hả mẹ? Tại sao vào siêu thị cũng phải xếp hàng? Tại sao mình lại nhường ông cụ đi vào thang máy trước trong khi mình xếp hàng trước?… Trong khi trả lời, tôi vẫn thường khéo léo để con hiểu rằng, xếp hàng đúng vị trí, tôn trọng người xung quanh, những hành động ấy tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa to lớn.
Sở dĩ văn hóa xếp hàng còn yếu trong cộng đồng chúng ta vì nhiều nguyên nhân mà đầu tiên và quan trọng nhất là ý thức của mỗi người. Thói ích kỷ, sự thiếu kiên nhẫn cùng tâm lý đám đông đã khiến hành vi này có “đất sống”. Vậy nên, mỗi chúng ta cần thực hiện việc xếp hàng khi ở nơi đông người, không nên có hành động chen lấn trước người khác. Văn hóa xếp hàng vừa là nét đẹp của đời sống con người vừa là một kỷ luật cần thiết để chúng ta gìn giữ nếp sống văn minh, tiến bộ.
MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.