Vắc-xin ung thư da thành công bất ngờ khi thử nghiệm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một vắc-xin của Mỹ nhằm điều trị và ngăn ngừa ung thư hắc tố - loại ung thư da rất dễ gây tử vong - đã tỏ ra đầy triển vọng khi tỉ lệ thành công trong thử nghiệm động vật là 100%.

Viện nghiên cứu Scripps Research và Đại học Texas (Mỹ) vừa trình làng Diprovocim- một dược phẩm vừa là vắc-xin, vừa là thuốc điều trị. Hóa chất này kích thích hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại và chữa khỏi ung thư hắc tố, hay còn gọi là u hắc tố ác tính, một loại ung thư da. Thuốc cũng có tác dụng như một vắc-xin, giúp hệ miễn dịch có đủ khả năng ngăn ngừa bệnh tái phát về sau.

 

Loại thuốc tiêm mới này vừa là một vắc-xin, vừa là thuốc điều trị - ảnh: SHUTTERSTOCK
Loại thuốc tiêm mới này vừa là một vắc-xin, vừa là thuốc điều trị - ảnh: SHUTTERSTOCK



Thử nghiệm động vật mới đây trên nhiều nhóm chuột, 100% các con chuột được sử dụng vắc-xin này đã khỏi bệnh và sống sót một cách kỳ diệu.

Trong khi đó, các nhóm chuột bị ung thư hắc tố chỉ được dùng thuốc trị ung thư thông thường mà không tiêm vắc-xin này đã chết từ 75-100% trong vòng 54 ngày!

Đây là một kiểu điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch: như mọi loại vắc-xin khác, hóa chất này chỉ là một kích thích tổ giúp làm sống dậy và đào tạo cho các chiến binh tự nhiên – hệ miễn dịch của chính người bệnh. Việc tận dụng nguồn lực tự nhiên giúp giảm bớt các tác hại của dược phẩm, hóa chất điều trị ung thư lên người bệnh, đồng thời là phương pháp bền vững bởi khi hệ miễn dịch đã nắm chắc cách đánh bại khối u, nó đồng thời có sức mạnh ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trong thử nghiệm trên, các con chuột được chữa khỏi bệnh bằng Diprovocim cũng được cố gắng làm cho bị bệnh lần nữa nhưng hiện tại vẫn chưa có con nào tái phát.

Sau khi hoàn tất công đoạn kiểm tra khả năng chống tái phát của thuốc lên chuột, các nhà khoa học sẽ tiến tới thử nghiệm lâm sàng trên người. Với tỉ lệ thành công vượt bậc của thử nghiệm động vật, cơ hội thử nghiệm lâm sàng diễn ra tốt đẹp là rất cao. Các kết quả vừa được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences.

Tại Mỹ mỗi năm có thêm 91.000 người bị chẩn đoán ung thư hắc tố.

A. Thư (New York Post, Daily Mail, Express)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).