Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính vào ngày 14/4.

Theo dự kiến chương trình, phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ được diễn ra trong hai đợt: Đợt 1 kéo dài từ ngày 14 – 17/4 (dự phòng từ ngày 18 – 21/4); đợt 2 diễn ra từ ngày 23 – 28/4.

Theo chương trình dự kiến, ngay trong phiên khai mạc (ngày 14/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: QH
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: QH

Nghị quyết này được ban hành để thay thế Nghị quyết số 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.

Về nội dung này, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà sẽ trình bày tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng sẽ báo cáo tóm tắt thẩm tra.

Sau phiên thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết vào sáng cùng ngày.

Trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua, cơ quan soạn thảo đã gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết để Bộ Tư pháp thẩm định.

Dự thảo ban đầu quy định về tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị cấp tỉnh và cấp xã theo hướng bám sát 6 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất.

Cụ thể là tiêu chí về diện tích tự nhiên; quy mô dân số; lịch sử, truyền thống, văn hóa, tôn giáo, dân tộc; tiêu chí về địa kinh tế; địa chính trị; tiêu chí về quốc phòng, an ninh.

Đối với các đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia sẽ không thực hiện sắp xếp.

Về số lượng, dự kiến sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; kết thúc hoạt động của tổ chức cấp huyện và sẽ tổ chức khoảng 5.000 cấp xã, phường so với tổng số 10.035 đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.

Theo Bộ Nội vụ, chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập tỉnh là chủ trương lớn, tầm nhìn chiến lược, dài hạn, vì sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước.

Chính phủ trình hồ sơ đề án trước ngày 30/5

Về lộ trình thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, theo kế hoạch, sau khi có nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND cấp tỉnh sẽ lập hồ sơ đề án trước ngày 1/5. Trước ngày 30/5, Bộ Nội vụ thẩm định, lập hồ sơ đề án của Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về biên chế công chức cấp xã, trong lần sửa đổi Luật Cán bộ công chức hiện hành, tờ trình của Bộ Nội vụ nêu rõ, để phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, dự thảo sửa đổi khái niệm cán bộ, công chức, trong đó quy định cán bộ, công chức ở Trung ương, ở cấp tỉnh và cấp xã (bỏ cấp huyện).

Trên cơ sở đó, dự án luật thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh, bảo đảm đúng chủ trương của Đảng về liên thông trong công tác cán bộ.

Tính đến hết năm 2024, số lượng cán bộ, công chức cấp xã là 212.606 người. Trong đó, có 92,4% tốt nghiệp đại học trở lên và 7,6% tốt nghiệp cao đẳng trở xuống. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm tỷ lệ ít và sẽ được giải quyết theo chính sách bảo đảm lợi ích chính đáng theo quy định của Chính phủ.

Đáng lưu ý, dự thảo luật đề xuất bổ sung quy định điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm cán bộ, công chức cấp xã (hiện hành) được giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương.

Trong thời hạn 5 năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải sắp xếp, tinh giản và cơ cấu lại đội ngũ theo đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt.

Theo Luân Dũng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn: Cần chuẩn bị tốt công tác nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Bàu Cạn

(GLO)- Sáng 10-7, đồng chí Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai cùng đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, kiểm tra và làm việc với hệ thống chính trị xã Bàu Cạn để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Đồng chí Nguyễn Tự Công Hoàng – Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc tại xã Chư Sê.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tự Công Hoàng thăm, làm việc tại 4 xã phía Tây tỉnh

(GLO)- Ngày 9-7, đồng chí Nguyễn Tự Công Hoàng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đến thăm, làm việc tại 4 xã phía Tây của tỉnh, gồm: Ia Ko, Chư Sê, Al Bá, Bờ Ngoong để kiểm tra tình hình hoạt động sau sáp nhập đơn vị hành chính.

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến công tác tại các xã, phường khu vực phía Tây của tỉnh, chiều 9-7, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã dâng hoa trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên và dâng hương tại Nhà thờ Bác trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết (phường Pleiku, tỉnh Gia Lai)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp về bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tại cơ sở 2

(GLO)- Sáng 9-7, tại phường Pleiku (tỉnh Gia Lai), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch chủ trì cuộc họp nghe đại diện các sở, ngành báo cáo nội dung bố trí bộ phận thường trực các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh làm việc tại cơ sở 2.

null