Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời giải quyết kiến nghị cử tri Kbang liên quan tiêm chủng mở rộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 

Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri huyện Kbang liên quan đến cung ứng đầy đủ, kịp thời số lượng vắc xin, vật tư tiêm chủng.

*Kiến nghị:

Thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng: Trong 5 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Y tế huyện Kbang đã triển khai công tác tiêm vắc xin cho các đối tượng trên cơ sở số lượng vắc xin do tỉnh cấp, theo đó: Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em <1 tuổi đạt 27,4%; sởi đạt 33,6%; viêm gan B sơ sinh trước 24 giờ được 13,6%; sởi-rubella (MR) cho trẻ 18 tháng đạt 39,1%; bạch hầu, uốn ván, ho gà (DPT) cho trẻ 18 tháng đạt 30,75%; viêm não Nhật Bản mũi 3 cho trẻ dưới 5 tuổi đạt 36,4% %, uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 24,8%. Tỷ lệ này đạt thấp so với số lượng các đối tượng cần tiêm vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn huyện. Để đảm bảo cho công tác tiêm vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, cũng như vắc xin phòng-chống dịch bệnh ở người trên địa bàn huyện Kbang năm 2023 cũng như thời gian tới; đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế cung ứng đầy đủ, kịp thời số lượng vắc xin, vật tư tiêm chủng như đăng ký của huyện (cử tri huyện Kbang).

-Trả lời:

- Về thẩm quyền mua vắc xin:

+ Từ năm 2021 đến 2022, thẩm quyền mua vắc xin thuộc Bộ Y tế thực hiện và cấp cho các địa phương sử dụng.

+ Năm 2023, theo Công văn số 10095/BTC-HCSN ngày 4-10-2022 của Bộ Tài chính: Không bố trí ngân sách trung ương cho Bộ Y tế mua vắc xin cho tiêm chủng mở rộng, vitamin A cho trẻ em dưới 5 tuổi, thuốc kháng HIV (ARV), thuốc chống lao cho các đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế... Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác để triển khai mua sắm, cung ứng thuốc, vắc xin nêu trên.

- Về tình hình tiếp nhận và cung ứng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2022: Vắc xin sởi được cấp thêm 5.000 liều (bắt đầu tiếp nhận từ tháng 8-2022 đến ngày 3-11-2022); vắc xin DPT được cấp thêm 4.200 liều (bắt đầu tiếp nhận từ tháng 7-2022 đến ngày 23-11-2022); vắc xin IPV tiếp nhận từ tháng 9 đến tháng 10-2022; vắc xin bại liệt (bOPV) và vắc xin 5 trong 1 SII: không được cấp trong tháng 11, 12-2022. Hiện tại SII vẫn chưa có để cấp cho tuyến huyện và xã.

- Về tình hình tiếp nhận và cung ứng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng năm 2023 từ Trung ương: Vắc xin DPT-VGB-Hib nhập khẩu cung ứng đến hết tháng 2-2023; vắc xin DPT cung ứng đến hết tháng 4-2023; vắc xin bOPV, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, lao (BCG), sởi và sởi-rubella cung ứng sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên đến hết tháng 7-2023; vắc xin uốn ván cung ứng đến hết tháng 12-2023; vắc xin IPV đáp ứng đủ nhu cầu của 63 tỉnh/thành phố bao gồm tiêm chủng thường xuyên và bổ sung cho trẻ sinh năm 2021 và 2022 chưa tiêm đủ 2 mũi IPV.

- Tổng số vắc xin chương trình tiêm chủng mở rộng đã cấp cho Trung tâm Y tế huyện Kbang từ tháng 1 đến tháng 6-2023 như sau: BCG 1.280 liều; DPT (BH-HG-UV) 760 liều; sởi 1.200 liều; VAT (VX. phòng uốn ván) 1.620 liều; viêm gan B 200 liều; viêm não (não nội lọ ml/10 liều) 1.055 liều; sởi-rubella 1.230 liều; bOPV (VX bại liệt uống) 2.460 liều; IPV (VX bại liệt tiêm) 2.200 liều; Combefine và vắc xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hip) SII 0 liều.

- Do một số loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng thường xuyên như vắc xin DPT (BH-HG-UV) hiện tại huyện Kbang đã hết, đồng thời trên địa bàn tỉnh không có vắc xin Combefine, vắc xin 5 trong 1 (DPT-VGB-Hip) SII dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em <1 tuổi chỉ đạt 27,4%, bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân chủ quan khác ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em <1 tuổi. Qua đây, UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Kbang và các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hưởng ứng, tin tưởng thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, đảm bảo sức khỏe Nhân dân phòng ngừa dịch bệnh trên địa bàn.

- Thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là tình trạng chung của các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có tỉnh Gia Lai. Để nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, UBND tỉnh sẽ có ý kiến với Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên quan tâm, cung ứng vắc xin kịp thời, đầy đủ, đồng thời chỉ đạo Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu mua sắm vắc xin theo đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

Một bé gái bị bỏ rơi tại Bệnh viện Nhi Gia Lai

(GLO)- Tin từ Bệnh viện Nhi Gia Lai, khoảng 10 giờ ngày 16-4, bảo vệ Bệnh viện Nhi phát hiện một bé gái khoảng 8 đến 9 tháng tuổi bị bỏ rơi ở sảnh khám bệnh viện trong tình trạng hoảng sợ, khóc đòi mẹ. Bảo vệ đã thông báo vụ việc cho ban lãnh đạo bệnh viện nắm thông tin. 

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.