Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công bố dịch sởi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo quyết định, thời gian xảy ra dịch sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh là tháng 8/2024; nguyên nhân do virus sởi (Polynosa morbillorum) gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.
Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lấy mẫu máu xét nghiệm. (Ảnh minh họa: Công Tường/TTXVN)

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lấy mẫu máu xét nghiệm. (Ảnh minh họa: Công Tường/TTXVN)

Trước tình hình bệnh sởi ngày càng gia tăng trong cộng đồng, ngày 27/8, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định công bố dịch sởi trên quy mô toàn Thành phố.

Theo quyết định, thời gian xảy ra dịch sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh là tháng 8/2024; nguyên nhân do virus sởi (Polynosa morbillorum) gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người. Quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ, về tính chất, dịch sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Những người có nguy cơ mắc bệnh là người chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ; bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Kèm theo quyết định công bố dịch sởi, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch chủ động ứng phó với dịch sởi trên địa bàn; trong đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố yêu cầu kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố, quận, huyện, thành phố Thủ Đức và phường, xã, thị trấn.

Sở Y tế phối hợp với sở, ngành, đơn vị liên quan khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện ứng phó với dịch bệnh; triển khai hiệu quả các hoạt động phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi trên địa bàn, bao gồm cả hoạt động tiêm chủng; chỉ đạo cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng và tử vong; báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin các trường hợp mắc sởi và các ổ dịch sởi theo quy định.

Mỗi sở, ngành, địa phương chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chức năng và phân công; tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh sởi có nguy cơ tăng cao trong thời gian tới trên địa bàn Thành phố.

Mỗi sở, ngành, địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát liên ngành trong công tác phòng, chống dịch; xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức để dịch bệnh bùng phát, lan rộng.

Thành phố sẽ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vaccine sởi cho tất cả trẻ em từ 1 - 5 tuổi trên địa bàn, không kể lịch sử tiêm chủng trước đó. Việc triển khai tiêm chủng sẽ được đa dạng hóa hình thức như: tiêm tại cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng, trạm y tế, bệnh viện…

Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) cho thấy, trong tuần qua, Thành phố ghi nhận 85 ca sốt phát ban nghi sởi sống trên địa bàn; trong đó, 20 ca dương tính với sởi (23,5%), 44 ca không lấy mẫu (51,8%), 17 ca chưa có kết quả (20,0%) và 4 ca âm tính (4,7%). Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay là 525 ca.

Theo Đinh Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.