Tình hình dịch bệnh sởi mới nhất tại TP.HCM

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tuần qua, dịch bệnh sởi và sốt xuất huyết đều gia tăng.

Ngày 24.8, theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), từ ngày 12 - 18.8 (tuần 33) ghi nhận có 100 ca sốt phát ban nghi sởi ở TP.HCM. Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy của TP.HCM là 441 ca.

Báo cáo số ca nghi sốt phát ban sởi trong tuần 33 (từ ngày 12 đến ngày 18.8)

Báo cáo số ca nghi sốt phát ban sởi trong tuần 33 (từ ngày 12 đến ngày 18.8)

Từ ngày 12 - 18.8, TP.HCM cũng ghi nhận 352 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, thấp hơn 14,7% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca tay chân miệng từ đầu năm 2024 tính đến ngày 18.8 là 10.232 ca. Các quận, huyện có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm H.Bình Chánh, H.Nhà Bè và Q.8.

Trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 299 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, cao hơn 17,8% so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm 2024 đến ngày 18.8 là 5.753 ca. Các quận, huyện, thành phố có số ca mắc trên 100.000 dân cao bao gồm Q.1, TP.Thủ Đức và Q.7.

Thống kê số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng tại các quận huyện ở TP.HCM

Thống kê số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng tại các quận huyện ở TP.HCM

Nhóm trẻ nào có nguy cơ cao với bệnh sởi?

Ngày 24.8, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã chỉ đạo 22 quận, huyện, TP.Thủ Đức đã gửi danh sách danh sách, tiền sử tiêm chủng của trẻ trên địa bàn, mặc dù các địa phương đã gửi nhưng số liệu vẫn chưa đầy đủ. Do vậy, Sở Y tế TP.HCM tiếp tục chỉ đạo các địa phương khẩn trương rà soát, đồng thời dự trù vắc xin sởi và tiêm bù cho những trẻ tiêm chưa đủ mũi hoặc chưa tiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế bằng nguồn vắc xin tiêm chủng mở rộng.

Sở Y tế TP.HCM giao bệnh viện chuyên khoa nhi, bệnh viện đa khoa, bệnh viện có chuyên khoa nhi lập danh sách các trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao đang được chăm sóc, điều trị tại đơn vị (bao gồm các trẻ điều trị ngoại trú).

Tổ chức tiêm ngừa vắc xin sởi cho trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao này nếu chưa tiêm vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo độ tuổi ngay khi đủ điều kiện. Vắc xin sử dụng có thể là vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (đối với trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng), vắc xin phòng chống dịch (do Bộ Y tế cấp, do TP.HCM mua sắm hoặc từ nguồn viện trợ khác) hoặc vắc xin dịch vụ (theo nhu cầu của người dân).

Trẻ mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Trẻ mắc sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Ba nhóm trẻ có nguy cơ cao với bệnh sởi

Theo Sở Y tế TP.HCM, những bệnh nhi (người bệnh dưới 16 tuổi) thuộc một trong ba nhóm sau đây được xem là trẻ có nguy cơ cao với các bệnh nhiễm trùng, bao gồm bệnh sởi.

Thứ nhất, nhóm bệnh mạn tính bao gồm: bệnh tim mạn tính (suy tim, bệnh cơ tim); bệnh phổi mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn, khí phế thủng, hen phế quản); bệnh gan mạn tính (teo đường mật bẩm sinh, bệnh chuyển hóa, Alagill…); bệnh tiểu đường, dò dịch não tủy và cấy ốc tai điện tử.

Thứ hai, nhóm bệnh vô lách chức năng hoặc giải phẫu gồm: bệnh vô lách bẩm sinh hoặc mắc phải, bệnh hồng cầu hình liềm và các bệnh Hb khác.

Thứ ba, nhóm suy giảm miễn dịch gồm: bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải; nhiễm HIV/AIDS, suy thận mạn, hội chứng thận hư, bệnh bạch cầu cấp, lynphoma, u ác tính, bệnh đa u tủy, bệnh Hodgkin và ghép tạng đặc.

Theo Duy Tính - Du Yên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.

Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Không ít người có phản xạ: Hễ sốt là truyền dịch. Họ tôn sùng phương pháp này đến mức cho rằng đó chính là liều thuốc thần kỳ đẩy lui cơn sốt, nhất là khi đã khẳng định nguyên nhân sốt là do virus.
Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Ngủ bù cuối tuần lợi hay hại cho tim mạch?

Sau một tuần làm việc bận rộn, chúng ta thường có khuynh hướng ngủ bù thoải mái vào cuối tuần. CNN vừa dẫn một nghiên cứu mới cho hay, thật bất ngờ là điều này có lợi cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm 19% nguy cơ mắc các bệnh về tim.