Tuyển sinh đại học 2021: Nhiều trường mở thêm ngành học mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo lãnh đạo các trường, việc mở thêm ngành mới nhằm mang đến cơ hội lựa chọn đa dạng ngành học cho thí sinh đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội.

Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển đại học. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)
Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển đại học. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)


Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và đa dạng hoạt động đào tạo, nhiều trường đại học đã công bố sẽ mở thêm ngành học mới trong mùa tuyển sinh năm 2021.

Cụ thể, Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến mở 7 ngành học mới. Trong đó có 5 ngành học sẽ chính thức được tuyển, nâng tổng số ngành đào tạo của đơn vị này lên 50 ngành. Các ngành học mới gồm Robot và trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu, Quản trị nhân sự, Quan hệ công chúng, Quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, trường dự kiến sẽ mở thêm hai ngành học mới thuộc nhóm ngành sức khỏe là Kỹ thuật xét nghiệm y học và Điều dưỡng.

Các ngành học mới hướng tới nhu cầu nhân lực cho cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa cũng là lựa chọn của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2021, trường dự kiến mở thêm các ngành mới như Robot và hệ thống điều khiển thông minh, Quản lý đô thị thông minh và bền vững, Kỹ thuật hóa phân tích, Quản trị nguồn nhân lực, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng...

Tại Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Hướng nghiệp, cho hay trường đang làm thủ tục để mở thêm bốn ngành mới, gồm Hóa dược và hợp chất thiên nhiên, Kinh doanh thời trang và dệt may, Quản trị kinh doanh thực phẩm và Marketing.

Đại học Kinh tế-Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh cũng dự kiến mở tuyển sinh 5 ngành học mới gồm Bất động sản, Tài chính quốc tế, Báo chí, Tâm lý học, Thiết kế đồ họa. Theo thạc sỹ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh của trường, việc mở thêm ngành mới nhằm mang đến cơ hội lựa chọn đa dạng ngành học cho thí sinh đồng thời đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội trong bối cảnh nền kinh tế đang có những chuyển biến mạnh mẽ.

Theo Phạm Mai (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

APC Gia Lai: Cùng học sinh kiến tạo ước mơ

(GLO)- Trường Quốc tế châu Á Thái Bình Dương Gia Lai (APC Gia Lai) tổ chức cho học sinh tìm hiểu giáo dục Nhật Bản tại các trường đại học hàng đầu, qua đó giúp các em có định hướng tốt cho việc học và nghề nghiệp trong tương lai.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.