Tự ý uống thuốc nam chữa sỏi thận, người phụ nữ hoại tử toàn thân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 10 ngày tự ý uống thuốc nam điều trị sỏi thận, người phụ nữ tổn thương da, đỏ thẫm, trợt da, hoại tử da lan toàn thân.

Người phụ nữ 60 tuổi (Hà Nội) uống thuốc nam điều trị sỏi thận. 10 ngày sau bà thấy tổn thương da, đỏ thẫm, tổn thương bọng nước nhăn nheo, trợt da, hoại tử da rải rác tay chân, thân mình, sau đó nhanh chóng lan toàn thân.

ThS.BS Nguyễn Thị Thảo Nhi - khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, người này tiền sử khỏe mạnh, chưa phát hiện tiền sử di ứng thuốc.

Sau thăm khám người bệnh được chẩn đoán dị ứng thuốc thể ten (Toxic Epidermal Necrolysis), hay còn gọi là hoại tử thượng bì nhiễm độc sau dùng thuốc nam điều trị sỏi thận và chỉ định nhập viện điều trị.

Việc tự ý dùng thuốc nam khi chưa có chỉ định của bác sĩ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. (Ảnh minh họa)

Việc tự ý dùng thuốc nam khi chưa có chỉ định của bác sĩ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. (Ảnh minh họa)

Dị ứng thuốc là phản ứng không mong muốn của thuốc do đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể đối với thuốc. Dị ứng thuốc được chia thành nhiều thể với mức độ nặng khác nhau.

Hoại tử thượng bì nhiễm độc là phản ứng nặng của da và niêm mạc, nguyên nhân phổ biến nhất là do thuốc, đặc trưng bởi tình trạng hoại tử lan tỏa và mất thượng bì.

Người dị ứng thuốc thể nặng cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện chuyên khoa, nằm trong phòng riêng cách ly, chăm sóc da đặc biệt để giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc.

Người bệnh nếu không điều trị kịp thời, tổn thương da lan tỏa sẽ gây đau rát, mệt mỏi, tổn thương niêm mạc miệng gây khó khăn trong ăn uống, tổn thương da hoại tử diện rộng gây mất nước, mất dịch qua da và rất dễ nhiễm khuẩn da gây nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Bác sĩ khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc khi có bệnh, nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám và kê đơn thuốc điều trị thích hợp. Khi có dấu hiệu ngi ngờ dị ứng thuốc như khó thở, đau bụng, nổi ban đỏ, sẩn phù, bọng nước nên dừng ngay thuốc đang uống và đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.