Từ ngày 1-3, Cuba bắt đầu tăng giá xăng 500%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vnexpress.net cho biết, từ ngày 1-3, Cuba sẽ tăng giá xăng 500%, muộn 1 tháng so với dự kiến do sự cố mạng, tuy nhiên giá phương tiện công cộng không thay đổi.

Cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Cuba Vladimir Regueiro thông báo cùng với tăng giá xăng, giá điện cũng sẽ tăng 25% so với cùng kỳ đối với khách hàng sử dụng nhiều điện ở các khu dân cư. Tuy nhiên, giá phương tiện giao thông công cộng sẽ vẫn giữ nguyên và việc tăng giá khí đốt tự nhiên cũng bị hoãn.

Trước đó, Chính phủ Cuba, nơi trợ cấp hầu hết hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, thông báo tăng giá xăng gấp 5 lần kể từ ngày 1-2, như một phần loạt biện pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Giá 1 lít xăng thông thường sẽ tăng từ 25 peso (0,2 USD) lên 132 peso, xăng loại tốt nhất tăng từ 30 peso lên 156 peso, gấp hơn 5 lần giá cũ.

Ngoài ra, du khách tới Cuba sẽ phải thanh toán tiền xăng bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, kế hoạch tăng giá xăng đã bị hoãn do “sự cố an ninh mạng”. Bộ trưởng Kinh tế Alejandro Gil bị miễn nhiệm ngay sau đó vài ngày.

Theo nhà kinh tế học Omar Everleny Perez thuộc Đại học Havana (Cuba), xăng ở Cuba rất rẻ so với các nước khác trên thế giới, nhưng là “rất đắt” nếu so sánh với mức lương trong nước. Theo ông, giá xăng mới sẽ ảnh hưởng đến “toàn bộ xã hội”.

Tài xế xếp hàng đổ xăng tại một cây xăng ở La Habana (Cuba) ngày 31-1. Ảnh: AFP

Tài xế xếp hàng đổ xăng tại một cây xăng ở La Habana (Cuba) ngày 31-1. Ảnh: AFP

Theo vtv.vn, nhiên liệu ở Cuba đã được Chính phủ nước này trợ cấp trong nhiều thập kỷ và thuộc hàng rẻ nhất thế giới. Việc tăng giá nhiên liệu cũng nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách về giá do trợ cấp trước đây tạo ra.

Cuba bị Mỹ phong tỏa kinh tế từ đầu những năm 1960. Các hạn chế đã được nới lỏng trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhưng sau đó được áp dụng lại dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Vào tháng 10-2023, La Habana cáo buộc Mỹ đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở Cuba.

Ngoài ra, theo Chính phủ Cuba, các lệnh trừng phạt của Washington đã dẫn đến thực trạng hụt thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men nghiêm trọng ở La Habana, dẫn đến tình trạng di cư hàng loạt.

Có thể bạn quan tâm

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.