Từ một câu nói nổi tiếng của Bác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”-Bác Hồ đã nói câu này khi đến thăm một đơn vị bộ đội ở Đền Hùng năm 1954.
Để thể hiện lòng biết ơn Vua Hùng, biết ơn tổ tiên, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22 CNV/CC cho công chức cả nước được nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Tiếp đó, ngày 18-9-1954, trước Đền Hạ thuộc Đền Hùng, Phú Thọ, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản thủ đô, Bác căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử và khi được sống trong bối cảnh hòa bình, độc lập, thống nhất, tự do, hội nhập và phát triển, chúng ta càng kính trọng và khâm phục tài năng, tư tưởng, đạo đức, thấm thía và trân trọng tấm lòng của Bác đối với tổ tiên và đồng bào.
 Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong tại Khu di tích Đền Hùng ngày 18-9-1954 (Ảnh tư liệu).
Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong tại Khu di tích Đền Hùng ngày 18-9-1954 (Ảnh tư liệu).
Sinh thời, Bác Hồ từng khuyến khích và dạy rằng: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Theo Bác, đã là con người thì đều có tổ tông, nguồn gốc, như ông bà đúc kết trong ca dao: “Con người có tổ, có tông/Như cây có cội, như sông có nguồn”. Trong câu nói khẳng định như một mệnh lệnh nêu trên, Bác Hồ rất coi trọng truyền thống, nguồn gốc, lịch sử dân tộc và mong muốn mỗi người dân đều phải có trách nhiệm trước tổ tiên, đất nước, dân tộc. Hơn ai hết, Bác Hồ thấy được giá trị vô song vô tận, sức mạnh tiềm tàng “long trời lở đất” từ truyền thống hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc.
Kết tinh cao nhất giá trị tinh thần, tư tưởng, đạo đức của Bác thể hiện ở bản Tuyên ngôn độc lập sau khi đánh đổ thực dân Pháp năm 1945. Thay mặt Chính phủ, tuyên bố hùng hồn trước quốc dân và thế giới, Bác Hồ khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”. Lời khẳng định chủ quyền này cũng đồng thời khẳng định truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, trước thời cơ “ngàn năm có một”, dẫu đang bị bệnh nặng Bác Hồ vẫn căn dặn: “Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết tâm giành cho được độc lập”. Khát khao và ý chí quyết tâm giành độc lập cho nước, tự do cho dân của Bác thật vĩ đại. Khi thực dân Pháp phản bội quay lại xâm lược, Bác ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Khi đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc, Bác lại kêu gọi chiến đấu đến cùng: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đặc biệt, di sản vô giá mà người để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chính là sự quan tâm, yêu thương, tin tưởng dành cho nước, cho dân, với tâm nguyện làm rạng danh non sông con Hồng cháu Lạc, con cháu Vua Hùng!
Thực hiện lời căn dặn của Người, phát huy truyền thống Vua Hùng, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã làm nên những kỳ tích trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, không chỉ trong chiến đấu và chiến thắng đế quốc, thực dân mà còn trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, đấu tranh chống xâm lược phía Bắc và Tây Nam, sôi nổi thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập, phát triển sâu rộng với thế giới.
Từ một câu nói của Bác, chúng ta thấm thía toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của một con người suốt đời vì nước, vì dân, người sáng lập Đảng, Nhà nước, Quân đội để hôm nay có một Việt Nam tự hào rỡ ràng với truyền thống, vẻ vang với cường quốc năm châu. Phát huy truyền thống con cháu Vua Hùng, để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác, mỗi người dân, mỗi cán bộ, đảng viên, người trong nước cũng như ngoài nước phải ra sức học tập, rèn luyện, lao động, công tác, cống hiến, góp phần làm rạng danh hơn nữa đất nước con Lạc cháu Hồng.
 THÀNH LONG

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân.
Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

(GLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Với tinh thần đại đoàn kết, mọi khó khăn đều có thể hóa giải“. Đại đoàn kết phải diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp để chung tay xây dựng và phát triển đất nước.
"Bóng cả" làng Dăng

"Bóng cả" làng Dăng

(GLO)- Đi qua hơn 70 mùa rẫy, già làng Ksor Cân tựa như gốc cổ thụ đầu làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Ông không chỉ giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người Jrai.
Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

(GLO)- Thời gian qua, đội ngũ chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư của tỉnh đã nỗ lực thực hiện các chương trình hành động của MTTQ cấp cơ sở, gắn với các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động, đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tại địa phương.
Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

(GLO)- Ngày 10-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Hồ Văn Điềm-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Võ Thanh Hùng-Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Huỳnh Quang Thái-Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự, chung vui với cán bộ và người dân ở các khu dân cư: Greo Sek (xã Dun, huyện Chư Sê), Chư Jut (xã Chư Gu, huyện Krông Pa), tổ dân phố 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa), tổ dân phố 15 (phường An Phú, thị xã An Khê) trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.