Từ 2019: Chủ tịch tỉnh, thứ trưởng không có xe công

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo tính toán của Bộ Tài chính, sau khi thực hiện khoán xe công, cả nước sẽ chỉ còn 180 xe công phục vụ chức danh, giúp ngân sách Nhà nước mỗi năm có thể cắt giảm được gần 5.000 tỷ đồng.

Cả nước chỉ còn 180 xe công phục vụ chức danh

 

Ngân sách sẽ không chi tiền trang bị xe phục vụ đưa đón các lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên mà sẽ khoán kinh phí đưa đón.
Ngân sách sẽ không chi tiền trang bị xe phục vụ đưa đón các lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên mà sẽ khoán kinh phí đưa đón.

Sau thời gian thí điểm thực hiện tại Bộ Tài chính, cơ quan quản lý này đã xây dựng xong dự thảo Nghị định để luật hóa Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô công và dự kiến áp dụng ngay từ năm 2018.

Theo dự thảo, có bốn chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác và không quy định mức giá cụ thể là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.

Một số chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác tương đương từ hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Quốc hội… Một số chức danh khác như Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bộ trưởng... và chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên. Các đối tượng này sẽ được dùng xe công có giá tối đa 1,1 tỷ đồng.

Các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên sẽ áp dụng tiêu chuẩn khoán kinh phí đưa đón từ nơi ở đến cơ quan, được bố trí xe ô tô phục vụ công tác chung khi đi công tác. Ngân sách sẽ không chi tiền để trang bị xe phục vụ đưa đón các lãnh đạo này nữa.

Theo ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, sau khi thực hiện quy định mới này, ước tính số lượng xe công phục vụ chức danh giảm 684 xe, tức là cả nước chỉ còn đúng 180 xe công phục vụ chức danh. Cùng với việc giảm được khoảng 10.000 xe phục vụ công tác chung, theo ước tính của Bộ Tài chính, ngân sách cắt giảm được 3.400 tỷ đồng mỗi năm kinh phí để vận hành, bảo dưỡng số xe nói trên. Ngân sách cũng cắt giảm được hàng nghìn tỷ đồng mua xe mới mỗi năm với giá trị trung bình 700-800 triệu đồng/xe.

2018 sẽ sắp xếp xong

Đối với những đối tượng được áp dụng kinh phí khoán thay vì đi xe công như trước, khi thí điểm, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án áp dụng cơ chế khoán. Phương án 1 là khoán 6,5 triệu đồng/tháng/người. Mức này có thể được điều chỉnh khi chỉ số CPI tăng, giảm đến 20%. Đây cũng là mức mà Bộ Tài chính đã áp dụng thí điểm trước đó với các Thứ trưởng và Tổng cục trưởng của Bộ này. Tiền khoán này được Bộ Tài chính chuyển thẳng vào lương hàng tháng của người được nhận khoán. Phương án 2 là khoán 16.000 đồng/km. Đơn giá này nhân với số km đi thực tế và nhân với số ngày làm việc trong tháng sẽ ra số tiền khoán. Cục Quản lý công sản cho biết, so với số tiền vận hành mỗi xe công là 320 triệu đồng/năm thì số tiền khoán trên chỉ tương đương một nửa số này.

Còn theo dự thảo Nghị định, có hai hình thức áp dụng tính kinh phí khoán là khoán gọn và khoán theo km thực tế. Kinh phí khoán cả hai hình thức đều tính theo số km từ nơi ở đến cơ quan (2 lần/ngày), số ngày làm việc bình quân hàng tháng sau đó nhân với đơn giá khoán. Điểm khác là khoán gọn dựa trên số km bình quân khi đi công tác, còn hình thức thứ hai tính theo số km từng lần đi công tác. Đơn giá khoán sẽ không áp dụng đồng nhất mà sẽ do Bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh, doanh nghiệp Nhà nước xem xét, quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định cho từng thời kỳ phù hợp với đơn giá dịch vụ vận chuyển của phương tiện vận tải tương đương trên thị trường.

 

Ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, cho biết, theo báo cáo về tình hình sử dụng xe công của 63 địa phương, tổng số ô tô công của cả nước tính đến cuối năm 2016 là 34.241 chiếc. Trong đó, 864 xe phục vụ chức danh, 17.047 xe phục vụ công tác chung và 16.330 xe chuyên dùng.

Dự thảo Nghị định quy định đến ngày 31-12-2018, các Bộ, ngành và địa phương phải sắp xếp xong vấn đề xe công. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, đến hết quý I năm nay các đơn vị đã thanh lý được 761 xe công, thu về 35,15 tỷ đồng. Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước hết sức khó khăn thì việc sắp xếp xử lý và khoán xe công sẽ giảm chi được hàng nghìn tỷ đồng. Chính sách này không chỉ tiết kiệm cho ngân sách mà còn là hành động thể hiện Chính phủ liêm chính.

Cao Sơn/giaothong

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.