TTC Gia Lai: Giúp người trồng mía chống hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tác động của hiện tượng El Nino không chỉ làm giảm năng suất và chất lượng mía trong vụ ép 2018-2019 mà còn ảnh hưởng đến diện tích mía niên vụ 2019-2020. Để chia sẻ với những khó khăn của nông dân, Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTC Gia Lai) đã triển khai nhiều chính sách và giải pháp chống hạn cho cây mía.
Hỗ trợ nông dân tưới mía
Thời tiết nắng nóng kéo dài thời gian qua đã khiến nhiều diện tích mía đang mọc mầm ở khu vực Đông Nam tỉnh bị khô héo. Việc chăm sóc mía lưu gốc của nông dân cũng gặp nhiều khó khăn bởi lượng nước tại các sông, suối, giếng khoan trên địa bàn đang cạn dần.
Để chia sẻ khó khăn với người trồng mía, TTC Gia Lai đã đầu tư hệ thống điện trị giá hơn 2 tỷ đồng dọc kênh thủy lợi Ayun Hạ cũng như hỗ trợ đào ao, khoan giếng, mua máy bơm, thiết bị tưới. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ không hoàn lại đã và đang triển khai cho những diện tích mía trồng mới (4,8-6,3 triệu đồng/ha), chăm sóc mía gốc (2,3 triệu đồng/ha). Từ ngày 15-1-2019, Công ty tiếp tục triển khai hỗ trợ không hoàn lại 1 triệu đồng/ha cho người trồng mía chủ động tưới chống hạn.
 Nông dân xã Chư Mố (huyện Ia Pa) tưới nước cho cây mía. Ảnh: N.H
Nông dân xã Chư Mố (huyện Ia Pa) tưới nước cho cây mía. Ảnh: N.H
Ông Lê Trọng Phương (thôn 3, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) cho hay: “Gia đình tôi gắn bó với cây mía từ khi Nhà máy Đường Ayun Pa đi vào hoạt động cho đến nay. Hiện tại, tôi đang canh tác 10 ha mía, chưa kể diện tích của các con cũng gần 10 ha. Từ năm ngoái đến nay, nắng nóng kéo dài khiến năng suất và sản lượng mía giảm. Nhưng nhờ áp dụng cơ giới hóa nên vụ thu hoạch vừa rồi, tôi vẫn thu lãi 150 triệu đồng từ 10 ha mía. Để bảo vệ diện tích mía lưu gốc vừa thu hoạch xong, hiện gia đình tôi thuê 2 lao động thường xuyên túc trực để bơm nước từ suối Đak Pi Hiao lên tưới mía. Nhiều hộ trồng mía trong khu vực cũng tưới cho cây mía bằng nhiều phương pháp như tưới dúi, tưới béc hay tưới tràn”. Cũng theo ông Phương, tưới mía đúng cách, đúng thời điểm sẽ tạo ra hiệu quả rất cao, năng suất mía có thể tăng 20-30 tấn/ha. Đặc biệt, việc tưới nước cho mía lưu gốc sẽ giúp cây mía tái sinh được nhiều năm mới phải phá bỏ trồng lại.
Giải pháp giảm thiệt hại cho người trồng mía
Trước tình hình nắng hạn kéo dài gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vùng nguyên liệu mía tại các huyện, thị xã khu vực Đông Nam tỉnh, bà Vũ Thị Lan-Phó Giám đốc phụ trách nguyên liệu của TTC Gia Lai-cho biết: Nông dân cần áp dụng biện pháp cày ngầm khi làm đất trồng mới và cày ngầm cho mía lưu gốc sau thu hoạch nhằm phá vỡ tầng đất đã canh tác lâu năm, giúp bộ rễ cây mía phát triển sâu, hấp thụ nước ngầm và chất dinh dưỡng nhiều hơn. Khi trồng mía trong điều kiện khô hạn, nguồn nước không có nhiều, bà con nên áp dụng một trong 2 hình thức: tưới dúi vào hàng mía ngay sau khi trồng hoặc tưới đến mức bão hòa vào đáy rãnh trước khi đặt hom hay trồng bằng máy, sau đó rải phân bón lót và lấp hàng. Làm như vậy vừa giúp tiết kiệm nước mà cây mía vẫn có đủ ẩm để mọc mầm, đồng thời hạn chế được cỏ dại ở vị trí giữa hàng mía. Sau thu hoạch, người dân nên để lá mía trên mặt ruộng nhằm giữ ẩm cho đất.
Ngoài ra, nông dân nên chọn các giống mía không có biểu hiện nhiễm bệnh, có khả năng chịu hạn, tái sinh gốc tốt như K84-200, LK92-11, KK3… Về phân bón, nên sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh hoặc bã bùn giúp cải thiện tình trạng thiếu chất mùn trong đất, giảm thiểu đáng kể những tác động bất lợi của hạn hán. Hiện nay, Công ty đang hỗ trợ không hoàn lại bằng hiện vật với mức 900 ngàn đồng/ha trồng mới và 1,5 triệu đồng/ha mía lưu gốc. Đến thời điểm này, tổng diện tích mía nguyên liệu TTC Gia Lai đã đầu tư tưới nước đạt 1.000 ha, tập trung nhiều tại các huyện Ia Pa và Krông Pa.
Ông Hoàng Trọng Tịnh-Giám đốc Công ty-cho biết thêm: “Liên tiếp trong 2 vụ ép gần đây, lượng mưa trên vùng nguyên liệu quá ít, không đủ để cây mía phát triển cũng như tăng năng suất. Đây là nỗi lo lắng của nhiều nông dân, cũng là trăn trở của ban lãnh đạo Công ty. Vì vậy, Công ty cũng đã ban hành nhiều chính sách để đầu tư, hỗ trợ người trồng mía. Cán bộ nông vụ cũng đang nỗ lực vận động, khuyến cáo bà con áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào chăm sóc mía. Để giá trị cây mía ngày càng nâng cao, Công ty không ngừng vận động bà con hợp thửa từ 3 ha trở lên để áp dụng cơ giới hóa, bởi chỉ có đưa cơ giới vào sản xuất mới cải tạo được tầng canh tác dày, tăng khả năng chống hạn cũng như kết hợp nhiều khâu chăm sóc giúp tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất mía”.
Cũng theo ông Tịnh, hiện nay, TTC Gia Lai đang thực hiện nhiều khảo nghiệm để tìm giống mía có năng suất cao, khả năng chống hạn tốt. “Rất mong chính quyền địa phương xem xét đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng, nguồn nước tưới và hỗ trợ các nguồn vốn ưu đãi, tăng cường mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp. Nếu bà con đồng lòng, cùng quyết tâm với Công ty thay đổi tập quán canh tác thì việc làm giàu từ cây mía là không khó”-ông Tịnh chia sẻ.
 NGUYỄN HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.