TT-Huế: Hàng nghìn giáo viên và học sinh mắc Covid-19, học sinh học trực tiếp đạt hơn 70%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

100% trường tiểu học, THCS, THPT và 94,1% trường mầm non ở Thừa Thiên Huế tổ chức cho học sinh học trực tiếp. Tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp toàn tỉnh đạt 70,7%.

Ngày 10/2, theo tin từ Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ học sinh ở tỉnh đi học trực tiếp sau Tết khá cao.

Theo số liệu đến ngày 8/2, có 100% trường tiểu học, THCS, THPT ở tỉnh tổ chức cho học sinh học trực tiếp. Đối với cấp học mầm non, có 94,1% số trường cho học sinh học trực tiếp. Tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp toàn tỉnh đạt 70,7%.


 

Tiêm vaccine cho học sinh ở Thừa Thiên Huế. Tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp toàn tỉnh đạt 70,7%. Ảnh: CTV.
Tiêm vaccine cho học sinh ở Thừa Thiên Huế. Tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp toàn tỉnh đạt 70,7%. Ảnh: CTV.


Để đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, Sở GDĐT tỉnh đã ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác phòng chống dịch. Cơ quan này cũng đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, nắm tình hình cơ sở để có biện pháp chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch cũng như công tác dạy học phù hợp.

Về tình hình giáo viên, học sinh bị mắc Covid-19, tính đến cuối tháng 1/2022, có 2.948 giáo viên, học sinh ở tỉnh là F0, trong đó có 320 giáo viên và 1.372 học sinh.

Sở GDĐT tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế và các địa phương tổ chức tiêm vaccine cho 21.931 cán bộ, giáo viên (đạt tỷ lệ 98,81%) và 91.740 học sinh từ 12 đến 18 tuổi (đạt tỷ lệ 97,84%).

Tại cuộc họp trực tuyến về công tác dạy học ở tỉnh được tổ chức vào chiều ngày 9/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình lưu ý ngành giáo dục và các địa phương cần ưu tiên các điều kiện phòng chống dịch cho học sinh khi đến trường.

Ông Nguyễn Thanh yêu cầu thực hiện vận động, khuyến khích phụ huynh học sinh chủ động tầm soát cho con em trước khi đưa đến trường, huy động nguồn lực xã hội hóa trong công tác tầm soát, xét nghiệm Covid-19. Các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cần chủ động tạo kênh thông tin liên lạc đến với phụ huynh học sinh để nắm bắt tình hình, trao đổi thông tin. Đối với việc xử lý F0 trong nhà trường, cần bóc tách các F0, F1 nhằm đảm bảo việc dạy học an toàn…



https://danviet.vn/tt-hue-hang-nghin-giao-vien-va-hoc-sinh-mac-covid-19-hoc-sinh-hoc-truc-tiep-dat-hon-70-20220210122439496.htm
 

Theo Trần Hòe (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

Quy định mới về dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 96/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15-7-2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

Hơn 170 giáo viên, học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Đak Pơ diễn tập phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Ngày 28-4, Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (CNCH) khu vực An Khê (Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Dân tộc nội trú (huyện Đak Pơ) tổ chức tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH, thực tập phương án chữa cháy năm 2025.

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.