Truy tố 2 giám đốc doanh nghiệp vụ chạy thận làm 9 người chết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai giám đốc doanh nghiệp liên quan gói thầu bảo dưỡng hệ thống lọc nước chạy thận ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình bị truy tố do thiếu trách nhiệm và vô ý làm chết người.
Liên quan vụ chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình làm 9 người tử vong, VKSND tỉnh này đã ra cáo trạng lần 2, truy tố 7 bị can về các tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Vô ý
làm chết người.
Nhiều lãnh đạo bệnh viện hầu tòa
Trong 7 bị can, Hoàng Đình Khiếu (nguyên Phó giám đốc bệnh viện) và Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng phòng vật tư) cùng bị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Khiếu được giao phụ trách Phòng vật tư, chịu trách nhiệm về chất lượng nước sử dụng lọc thận nhưng đã thiếu kiểm tra, đôn đốc để mặc cấp dưới vận hành máy lọc RO khi chưa nghiệm thu kết quả bảo dưỡng.
 
Ông Hoàng Đình Khiếu tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Đ.Q.
Ông Hoàng Đình Khiếu tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Đ.Q.
Do buông lỏng quản lý, Hoàng Đình Khiếu không phát hiện Đơn nguyên lọc máu vận hành hệ thống máy lọc nước khi chưa có kết quả xét nghiệm mẫu nước.
Đối với Trần Văn Thắng và Trần Văn Sơn (cán bộ Phòng vật tư), VKS cáo buộc 2 bị can đã không giám sát, theo dõi quá trình sửa chữa, bảo dưỡng máy RO.
Hành vi thiếu trách nhiệm của Thắng và Sơn đã để mặc Bùi Mạnh Quốc thực hiện công việc.
Trong đó, Sơn biết rõ Quốc chưa lấy mẫu nước xét nghiệm, mà đã để Đơn nguyên lọc máu đưa hệ thống lọc nước RO vào hoạt động, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Vướng lao lý vì nhượng hợp đồng
Tháng 5/2017, Đỗ Anh Tuấn (Chủ tịch - Giám đốc Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn) ký hợp đồng với ông Trương Quý Dương (Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) về sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2. Cùng ngày, Tuấn đã nhượng lại hợp đồng này cho Công ty xử lý nước Trâm Anh.
Thực tế, việc hợp tác khai thác máy lọc thận giữa Thiên Sơn và bệnh viện để phục vụ người bệnh được thực hiện từ 2009. Trong các lần sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy lọc Tuấn đều ký và thanh lý hợp đồng với ông Dương.
Với cáo buộc tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, VKS cho rằng Đỗ Anh Tuấn đã yêu cầu Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc công ty Trâm Anh) kiểm tra hệ thống RO số 2 rồi báo giá cho Thiên Sơn.
 Từ trái qua: Hoàng Công Lương, Trần Văn Sơn và Bùi Mạnh Quốc. Ảnh: TAND TP Hòa Bình
Từ trái qua: Hoàng Công Lương, Trần Văn Sơn và Bùi Mạnh Quốc. Ảnh: TAND TP Hòa Bình
Sau khi nhượng lại hợp đồng số 315 (ký với ông Dương) cho Quốc, bị can Tuấn đã để mặc cho đối tác tự mua vật liệu để bảo dưỡng máy.
Giám đốc Thiên Sơn cũng không cảnh báo, nhắc nhở Bùi Mạnh Quốc về việc bảo đảm chất lượng nguồn nước sau sửa chữa, không vận hành RO số 2 khi chưa xét nghiệm mẫu nước.
Đối với bị can Quốc, anh ta trực tiếp sửa chữa hệ thống máy lọc RO. Khi thực hiện, Quốc đã sử dụng hóa chất chưa được Bộ Y tế cấp phép để rửa màng lọc, không sục xả hết hóa chất đã dùng gây tồn dư axit.
Sau khi bảo dưỡng, Bùi Mạnh Quốc đã không lấy mẫu nước đi xét nghiệm mà để mặc Đơn nguyên lọc máu vận hành máy, làm 18 bệnh nhân ngộ độc trong đó 9 người tử vong. Trên cơ sở đó, VKS cáo buộc bị can này tội Vô ý làm chết người.
Bệnh viện chưa thực hiện đúng hợp đồng?
Theo đại diện Công ty Thiên Sơn, chiều 28/5/2017, Bùi Mạnh Quốc sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy lọc nước RO xong, đã đề nghị Trần Văn Sơn (cán bộ Phòng vật tư bệnh viện) kiểm tra để lấy mẫu nước đi xét nghiệm.
9 bệnh nhân chạy thận tử vong trong sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Bá Chiêm.
9 bệnh nhân chạy thận tử vong trong sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Bá Chiêm.
Tuy nhiên, do Sơn vắng mặt nên Quốc hẹn lấy mẫu vào ngày hôm sau. Sáng 29/5, khi Quốc chưa đến lấy mẫu nước thì Hoàng Công Lương đã ra y lệnh chạy thận.
Khi sự cố xảy ra, Bùi Mạnh Quốc chưa hoàn thiện việc sửa chữa nên chưa bàn giao cho Công ty Thiên Sơn. Do đó Thiên Sơn cũng chưa bàn giao cho bệnh viện.
Đại diện Thiên Sơn nhận định, nếu Bệnh viên đa khoa tỉnh Hòa Bình thực hiện đúng hợp đồng đã ký, việc sửa chữa phải được xét nghiệm nước an toàn, phải có biên bản bàn giao nghiệm thu đầy đủ thì không xảy ra sự cố chạy thận ngày 29/5/2017.
Ngoài ra, Công ty Thiên còn cho rằng cơ quan tố tụng tỉnh Hòa Bình đã khởi tố bị can sai đối tượng đối với Đỗ Anh Tuấn - Giám đốc doanh nghiệp này. Cụ thể, ông Tuấn không phải là người có chức vụ hay quyền hạn, mà chỉ là đại diện pháp nhân.
Công ty Thiên Sơn ký với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình bằng hợp đồng kinh tế có phân chia quyền và trách nhiệm, đó là thảo thuận giữa 2 pháp nhân. Do đó, hành vi của ông Đỗ Anh Tuấn không có lỗi cá nhân trong vụ việc.
 
Hoàng Lam (zing)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.