Trường THPT Chi Lăng khai giảng khóa học Toán bằng tiếng Anh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vừa khai giảng khóa học Toán bằng tiếng Anh nhằm giúp học sinh thi lấy chứng chỉ SAT (Scholastic Assessment Test).

Khóa học gồm 2 lớp với sự tham gia của 100 học sinh khối 11 năm học 2023-2024. Trong thời gian 5-6 tháng, các em sẽ được thầy Hoàng Quyết Thắng (cựu học sinh của trường, vừa tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) truyền dạy môn Toán bằng tiếng Anh; nội dung, cấu trúc bài thi SAT và kiến thức, kỹ năng làm bài tương ứng với từng phần thi.

Quang cảnh tiết học đầu tiên sau lễ khai giảng khóa học. Ảnh: ĐVCC
Quang cảnh tiết học đầu tiên sau lễ khai giảng khóa học. Ảnh: ĐVCC

SAT là bài thi chuẩn hóa đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ và tính toán của học sinh trung học; đánh giá khả năng suy luận, phân tích và giải quyết vấn đề của người thi thông qua kỹ năng giải toán, đọc hiểu và viết.

Chứng chỉ SAT được dùng phổ biến cho xét tuyển đại học, hoàn thành hồ sơ du học Mỹ. Ngoài ra, SAT còn được chấp nhận bởi nhiều trường đại học tại Canada, Australia, Anh, Hàn Quốc, Singapore…

Bài thi SAT được quản lý và phát triển bởi tổ chức College Board (Hoa Kỳ). Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam được College Board ủy quyền triển khai bài thi SAT tại Việt Nam. Nội dung bài thi gồm các phần: Đọc-Viết và Toán.

Sau khi hoàn thành khóa học, các học sinh có nhu cầu sẽ được Ban Giám hiệu Trường THPT Chi Lăng tạo điều kiện đăng ký thi SAT tại IIG Việt Nam-chi nhánh Đà Nẵng. Cùng với đó, nhà trường cũng sẽ xúc tiến ký kết hợp tác với IIG Việt Nam để có thể tổ chức kỳ thi này tại Gia Lai.

Có thể bạn quan tâm

Miễn học phí cho trẻ 5 tuổi: Giúp phụ huynh bớt khó khăn

Miễn học phí cho trẻ 5 tuổi: Giúp phụ huynh bớt khó khăn

(GLO)- Tất cả trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường công lập (chưa tự chủ) sẽ được miễn học phí từ năm học 2024-2025 theo lộ trình. Đây được xem là tín hiệu vui giúp phụ huynh an tâm cho trẻ tới trường, nhất là ở những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.