Trường THPT Chi Lăng hợp tác với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam đào tạo Tin học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 26-8, Trường THPT Chi Lăng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã ký kết hợp tác với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam trong việc định hướng và nâng cao chất lượng đào tạo Tin học trong nhà trường theo chuẩn quốc tế.

Tham dự lễ ký kết có thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng; bà Phạm Thị Khánh Phượng-Giám đốc điều hành Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng và chuyên viên, giáo viên của 2 đơn vị.

Những năm gần đây, Việt Nam luôn chú trọng đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo Tin học cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh khối phổ thông. Không chỉ là công cụ để trau dồi kiến thức, công nghệ thông tin còn là hành trang cho các em trên bước đường trở thành “công dân toàn cầu”. Không nằm ngoài xu hướng đó, Ban Giám hiệu Trường THPT Chi Lăng đã quyết định ký kết hợp tác với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam nhằm phát triển các kỹ năng công nghệ thông tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với sự ký kết này, Trường THPT Chi Lăng trở thành đơn vị tiên phong trên địa bàn tỉnh Gia Lai đưa chuẩn Tin học quốc tế MOS và IC3 vào trong chương trình giảng dạy tăng cường kỹ năng. Đây là bước khởi đầu để chương trình Tin học quốc tế lan rộng mạnh mẽ hơn nữa ở Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên, bắt kịp xu thế phát triển chung của cả nước.

Thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng (thứ 3 từ phải sang) và bà Phạm Thị Khánh Phượng-Giám đốc điều hành Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng (thứ 2 từ trái sang) đại diện 2 đơn vị ký kết hợp tác. Ảnh: Mộc Trà

Thầy Đỗ Bách Khoa-Hiệu trưởng Trường THPT Chi Lăng (thứ 3 từ phải sang) và bà Phạm Thị Khánh Phượng-Giám đốc điều hành Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng (thứ 2 từ trái sang) đại diện 2 đơn vị ký kết hợp tác. Ảnh: Mộc Trà

Sau lễ ký kết, Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam sẽ hỗ trợ tập huấn về phương pháp giảng dạy về chương trình quốc tế MOS và IC3; chuyển giao tài liệu giảng dạy và hỗ trợ chuyên môn cho Trường THPT Chi Lăng trong quá trình triển khai. Theo kế hoạch, trong năm học 2023-2024, hai đơn vị sẽ khởi động chương trình hợp tác với việc đào tạo chứng chỉ MOS cho học sinh và dự kiến tổ chức thi lấy chứng chỉ vào cuối mỗi học kỳ. Hoạt động này là cơ sở để nhà trường lựa chọn và thành lập đội tuyển học sinh tham gia Cuộc thi vô địch Tin học văn phòng thế giới được tổ chức thường niên tại Hoa Kỳ.

Được biết, IC3 (The Internet and Computing Core Certification) là chứng chỉ quốc tế về khả năng sử dụng máy tính và Internet do Tổ chức Tin học thế giới Certiport (Hoa Kỳ) cấp. Đây là thước đo chuẩn quốc tế về khả năng sử dụng thành thạo máy tính, được công nhận trên toàn thế giới. MOS (Microsoft Office Specialist) là chứng chỉ duy nhất xác định kỹ năng Tin học văn phòng Microsoft Office.

Các chứng chỉ này đem lại khá nhiều lợi ích cho người học khi được công nhận là chuẩn đầu ra tại nhiều trường THPT trên cả nước; được các trường đại học ưu tiên trong tuyển sinh, miễn học phần hoặc đầu ra về Tin học; được nhiều doanh nghiệp áp dụng ưu tiên trong tuyển dụng đầu vào…

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.