Trường chuyên được ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-4-2023.

Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai.

Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai.

Trong Thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức yêu cầu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường chuyên và được ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất.

Nội dung Thông tư nêu rõ, trường chuyên dành cho học sinh đạt kết quả tốt trong rèn luyện và học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Trường chuyên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung học theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và có thêm các nhiệm vụ, quyền hạn: tổ chức và thực hiện kế hoạch dạy học chương trình giáo dục nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; nghiên cứu vận dụng phù hợp, hiệu quả chương trình giáo dục và các phương pháp quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá tiên tiến; thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học trong giáo dục phổ thông.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu; giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; có năng lực nghiên cứu khoa học; sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp, dạy học và nghiên cứu khoa học; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên; phát triển hoạt động hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng giáo dục.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo quy định của pháp luật để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên; Tổ chức và quản lý các hoạt động nội trú của học sinh.

Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý, giáo dục và đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường; Tổ chức theo dõi quá trình học tập và làm việc của cựu học sinh.

Bộ Giáo dục-Đào tạo yêu cầu: Trong mỗi năm học, chủ trì tổ chức ít nhất 1 hội thảo chuyên đề về tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường với sự tham gia của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông khác nhằm chia sẻ những giải pháp và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường chuyên theo quy định.

Hệ thống trường chuyên bao gồm trường chuyên thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trường chuyên thuộc tỉnh) và trường chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường chuyên.

Trường chuyên được đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị như các trường trung học phổ thông theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia, ngoài ra được ưu tiên đầu tư: khối phòng học tập, khối phòng hỗ trợ học tập đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn với trang-thiết bị đồng bộ, bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Các thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại phục vụ việc giảng dạy, bồi dưỡng học sinh năng khiếu và tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học của giáo viên, học sinh. Ký túc xá, nhà ăn cho học sinh có nhu cầu nội trú; nhà công vụ cho giáo viên; sân vận động, nhà đa năng, bể bơi và các thiết bị, dụng cụ thể thao khác.

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.