Trung Quốc - Philippines nhất trí giảm căng thẳng Biển Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trung Quốc và Philippines nhất trí giảm căng thẳng ở Biển Đông, sau một số diễn biến leo thang căng thẳng, làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột.

Tại cuộc họp cơ chế tham vấn song phương ngày 2.7, Trung Quốc và Philippines trao đổi quan điểm về tình hình Biển Đông và chuỗi căng thẳng tại Bãi Cỏ Mây trong thời gian gần đây cũng như nhất trí tiếp tục giải quyết những khác biệt thông qua đàm phán, theo South China Morning Post. Bãi Cỏ Mây là thực thể ở quần đảo Trường Sa.

Đại diện từ Trung Quốc và Philippines tại cuộc họp cơ chế tham vấn song phương ở Manila ngày 2.7.2024. Ảnh Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Đại diện từ Trung Quốc và Philippines tại cuộc họp cơ chế tham vấn song phương ở Manila ngày 2.7.2024. Ảnh Bộ Ngoại giao Trung Quốc

Trong tuyên bố sau cuộc hội đàm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố hai nước tin rằng việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông là lợi ích của cả Trung Quốc và Philippines và cũng là mục tiêu chung của các nước trong khu vực. Do đó, hai nước đồng ý tiếp tục duy trì đối thoại và tham vấn để kiểm soát các tranh chấp và khác biệt.

Về phần mình, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hai bên đã đạt được tiến triển đáng kể trong việc xây dựng các biện pháp quản lý tình hình trên biển, nhưng vẫn còn những khác biệt đáng kể.

Các vấn đề được thảo luận trong các cuộc đàm phán song phương Trung Quốc - Philippines gồm các cách thức cải thiện cơ chế liên lạc biển và thúc đẩy đối thoại giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước. Hai bên nhất trí tiếp tục thảo luận về hợp tác hàng hải, đồng thời tổ chức diễn đàn học thuật giữa các nhà khoa học, học giả về hợp tác khoa học và công nghệ biển. Manila và Bắc Kinh cũng nhất trí tổ chức cuộc đàm phán song phương lần thứ 10 tại Trung Quốc, song không đề cập thời gian cụ thể, theo The Straits Times.

Cuộc họp được đồng chủ trì bởi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trần Hiểu Đông và Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Theresa Lazaro. Theo thông tin từ Trung Quốc, các quan chức từ các bộ ngoại giao, quốc phòng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông vận tải, nông nghiệp và cảnh sát biển cũng đã tham dự cuộc hội đàm trên.

Binh sĩ Philippines bắn hệ thống vũ khí tên lửa chống tăng Javelin trong một cuộc tập trận Balikatan tại Fort Magsaysay (Philippines) vào ngày 13.4.2023. Ảnh REUTERS
Binh sĩ Philippines bắn hệ thống vũ khí tên lửa chống tăng Javelin trong một cuộc tập trận Balikatan tại Fort Magsaysay (Philippines) vào ngày 13.4.2023. Ảnh REUTERS

Trong một diễn biến khác, Philippines công bố sẽ trả lại hệ thống tên lửa tầm trung cho Washington vào tháng 9 tới. Hệ thống vũ khí Typhoon của Mỹ - có khả năng bắn tên lửa phòng không SM-6 và tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk, được triển khai tới Philippines để sử dụng trong cuộc tập trận quân sự chung Balikatan thường niên giữa Manila và Washington, theo South China Morning Post.

Đại tá Louie Dema-ala của Quân đội Philippines hôm 2.7 cho biết rằng hệ thống tên lửa cùng các thiết bị quốc phòng khác - được sử dụng trong hai cuộc tập trận - đều được trao trả lại về Mỹ. Ông Dema-ala không giải thích cụ thể lý do.

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null