Trung Quốc đẩy mạnh giống lợn 500-750 kg mỗi con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cơn khủng hoảng thịt lợn đã khiến một số địa phương ở Trung Quốc được khuyến khích tăng cường lai tạo giống mới, trong đó loại kích thước khổng lồ.
Nguồn cung thịt lợn khan hiếm, giá cả leo thang khiến chính quyền Trung Quốc phải chật vật đưa ra các giải pháp cứu nguy. Ngoài việc xả kho thịt lợn đông lạnh dự trữ, phát hành tem phiếu, tăng cường nhập khẩu thì chính quyền Trung Quốc hồi giữa tháng 9 còn tung ra nhiều chương trình hỗ trợ cho người dân phát triển chăn nuôi và đẩy mạnh nhân giống mới.
Theo Bloomberg, ngay tại Nam Ninh, trong khi chính quyền nỗ lực khuyến khích người dân hạn chế tiêu thụ thịt lợn thì ở một trang trại nằm sâu ở khu vực phía nam của tỉnh này, người dân đang phát triển một đàn lợn có kích cỡ khổng lồ để chạy đua với nhu cầu người dân.
Con lợn có kích cỡ như một con gấu Bắc cực lật lưỡng đi lại trong trang trại của người nông dân có tên Pang Cong. Anh cho biết con lợn có trọng lượng lên tới 500 kg thuộc về đàn lợn được lai giống nhân tạo để trở thành lợn khổng lồ.
Với kích cỡ này, khi giết mổ, một số con có thể bán được hơn 10.000 NDT (1.399 USD), gấp tới 3 lần thu nhập trung bình người dân thu được mỗi tháng ở Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây.
Trong khi nguồn nhập khẩu cũng hạn chế, thịt lợn vẫn là thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân Trung Quốc nên giá thực phẩm này tăng mạnh trên thị trường.
Người nông dân ở tỉnh Cát Lâm cũng đang vỗ béo các đàn lợn có trọng lượng từ 175 kg đến 200 kg, cao hơn trọng lượng bình thường là 125 kg. Anh Zhao Hailin, một người chăn nuôi trong khu vực, cho biết “Chúng tôi muốn nuôi chúng đến trọng lượng lớn nhất có thể”.
 
Một du khách cưỡi trên con lợn nặng 750 kg tại một trang trại ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Ảnh: AP
Xu hướng này không chỉ phổ biến với người chăn nuôi nhỏ hay hộ gia đình, mà các công ty thực phẩm lớn của Trung Quốc như Wens Foodstuffs Group, hãng chăn nuôi lợn hàng đầu Trung Quốc Cofco Meat, hay tập đoàn công nghệ Bắc Kinh Dabeinong cũng cho biết đang cố gắng gia tăng trọng lượng trung bình cho đàn lợn.
Lin Guofa, một nhà phân tích cao cấp của công ty tư vấn nông nghiệp Bric, ước tính các trang trại đang tập trung tăng trưởng đàn lợn của họ thêm ít nhất 14%.
Báo cáo của Lin chỉ ra trọng lượng trung bình của lợn giết mổ ở các công ty lớn đã tăng lên 140 kg, so với trung bình 110 kg trước đó. Việc này có thể đẩy lợi nhuận tăng tới 30%.
Xu hướng gây giống đàn lợn khổng lồ trở thành một trong những giải pháp giải tỏa căng thẳng về nguồn cung thịt lợn cho người dân Trung Quốc. Ước tính, dịch sốt lợn Châu Phi đã tàn phá tới hơn 50% đàn lợn nước này, khiến giá cả leo thang kỷ lục và lạm phát có nguy cơ tăng mạnh.
Phó thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa còn dự báo nguồn cung sẽ còn đối mặt với sức ép cực lớn cho đến nửa đầu năm 2020. Ước tính nước này sẽ cần bổ sung 10 triệu tấn thịt lợn trong năm nay, trong khi tổng lượng cung có sẵn toàn cầu không thể đáp ứng. Phó thủ tướng Hồ Xuân Hoa cho rằng Trung Quốc chỉ có thể dựa vào nội địa và sản xuất trong nước.
Trong chuyến thăm gần đây tới các tỉnh chăn nuôi lớn của Sơn Đông, Hà Bắc và Hà Nam, ông Hoa khuyến khích chính quyền địa phương tiếp tục phát triển lợn khổng lồ càng nhanh càng tốt nhằm cân bằng cung cầu tiêu thụ trên thị trường.
Vẫn có những trở ngại cho người nông dân Trung Quốc khi phát triển đàn lợn giống mới khi nguy cơ dịch lợn có thể bùng phát. Bên cạnh đó, giá lợn con và lợn nái sinh sản cũng tăng mạnh, khiến chi phí chăn nuôi cũng đắt đỏ hơn. Do đó, người dân Trung Quốc đang cân nhắc ưu tiên tăng kích cỡ cho đàn lợn hiện tại của họ.
An Chi (Zing.vn)

Có thể bạn quan tâm

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

Gương sáng vượt khó làm giàu ở xã Uar

(GLO)- Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã lan tỏa sâu rộng tại xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Trong số đó, ông Lương Bích Ngọc-Hội viên Chi hội Nông dân thôn Thanh Bình là điển hình tiêu biểu.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Nâng cao nhận thức cho nông dân về sản xuất nông nghiệp bền vững

Nâng cao nhận thức cho nông dân về sản xuất nông nghiệp bền vững

(GLO)- Chương trình “Gắn kết-yêu thương” do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Tổ chức Care tại Việt nam và Công ty Thực phẩm PepsiCo tổ chức tại 2 xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) và Ia Băng (huyện Đak Đoa) đã góp phần nâng cao nhận thức cho nông dân về giá trị của sản xuất nông nghiệp bền vững.

null