Trồng thứ cây thuốc bổ ra củ quý, dân ở đây gọi là nhân sâm Phú Yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Cao Minh Thơ (xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) đã tìm hiểu rất nhiều nơi, nắm tình hình sản xuất thực tiễn tại địa phương và các tỉnh Tây Nguyên để đầu tư trồng 2ha sâm Bố Chính theo hướng hữu cơ. Ông Thơ cho biết, hiện nay, chi phí đầu tư trồng 1ha nhân sâm Phú Yên (sâm Bố Chính) khoảng 100-200 triệu đồng.



Những năm qua, tỉnh Phú Yên có chính sách bảo tồn thành công cây sâm Bố Chính (còn được gọi là sâm Phú Yên). Hiện nay, nhiều đơn vị, cá nhân đã đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật để canh tác nhằm giúp cây dược liệu này phát triển bền vững, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.

 

Bảo tồn thành công sâm Bố Chính

Tháng 12/2008, Sở KH-CN Phú Yên tổ chức hội thảo về cây dược liệu và kết luận: “Tại Phú Yên có nhiều cây dược liệu quý như nhân sâm Phú Yên, lan gấm, bình vôi, phòng kỷ, mức hoa trắng, thổ phục linh, sa nhân tím… cần được bảo tồn và có định hướng để nhân trồng, chủ động sản xuất làm dược liệu”.


 

 




Qua những đánh giá của giới chuyên môn, sau đó, nhân sâm Phú Yên được ghi tên trong đề án Bảo tồn, lưu giữ các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu, có giá trị khoa học và kinh tế.

Theo các tài liệu về dược học, nhân sâm nguyên thủy mọc hoang trên rừng núi, dưới bóng mát, ở những nơi có khí hậu lạnh. Con người từ lâu đã biết sử dụng nhân sâm để trị các bệnh của tuổi già, tăng cường sức khỏe.

Ở nước ta, sâm Bố Chính là cây thuốc bổ được sử dụng từ lâu và được ghi vào Dược điển Việt Nam III (2002). Tại Phú Yên, sâm Bố Chính phân bố rộng ở các xã An Hiệp, An Xuân, An Lĩnh, An Thọ (huyện Tuy An), An Phú (TP Tuy Hòa), Sơn Hà, Sơn Xuân (huyện Sơn Hòa)…

Nhằm bảo tồn một loại dược liệu quý bị khai thác quá mức trong tự nhiên, Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ (TTƯD-CGCN) tỉnh Phú Yên đã bước đầu xây dựng quy trình trồng sâm Phú Yên.

Đến năm 2013, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhân giống sâm này bằng phương pháp giâm hom. Thực hiện nhiệm vụ này, ThS Trương Hùng Mỹ, Trưởng Phòng Kỹ thuật và CGCN (TTƯD-CGCN Phú Yên) đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm bổ sung quy trình giâm hom đã được thực hiện trước đó.

Kết quả, sau 15 ngày giâm hom theo quy trình mới, nhân sâm Phú Yên đã ra rễ, nảy chồi và ra lá, có thể chuyển vô bầu để cây tiếp tục sinh trưởng ổn định, khỏe mạnh trước khi xuất vườn.

Năm 2018, kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Miền Trung, tiếp tục thực hiện đề tài: “Nghiên cứu quy trình nhân giống nhân sâm Phú Yên (abelmoschus sagittifolius Kurz.) bằng phương pháp nuôi cấy mô và trồng khảo nghiệm theo tiêu chuẩn GACP-WHO”.

Với đề tài này, Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Miền Trung hướng đến phát triển vùng nguyên liệu an toàn để thương mại hóa sản phẩm nhân sâm Phú Yên.

Sản xuất nhân sâm Phú Yên an toàn gắn với tiêu thụ

Theo Đông y, sâm Bố Chính có nhiều công dụng và từ lâu được người dân Việt Nam nói chung và người dân Phú Yên nói riêng sử dụng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa ho, sốt, suy nhược cơ thể.


 


Qua phân tích hóa học kết hợp với sắc ký lớp mỏng của mẫu rễ củ nhân sâm Phú Yên, ThS Trương Hùng Mỹ nhận thấy, nhân sâm Phú Yên có các thành phần: saponin, triterpenoid, coumarin, chất nhầy, acid béo, chất khử, polyphenol.

Trong đó, saponin và triterpenoid được xem là nhóm hợp chất quyết định những tác dụng dược lý điển hình của cây thuốc họ nhân sâm (araliaceae), trong đó có tác dụng tăng lực, chống nhược sức.



Chúng tôi xây dựng quy trình trồng nhân sâm Phú Yên theo tiêu chuẩn GACP-WHO nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc đạt các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và nỗ lực để đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng, khẳng định chất lượng sâm bố chính trên vùng đất Phú Yên.

Ông Hoàng Xuân Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Miền Trung


Hiện nay, xu hướng của thế giới là dùng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên vì nó có tác dụng trị liệu cao, không gây tác dụng phụ, nên nhiều đơn vị tập trung sản xuất cây dược liệu.

Trên địa bàn tỉnh Phú Yên, ngoài TTƯD-CGCN Phú Yên thực hiện công tác bảo tồn thì Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Miền Trung vừa bảo tồn, vừa trồng thương phẩm, chuyển giao quy trình trồng cây nhân sâm Phú Yên cho một số hộ dân trồng thử nghiệm theo hướng hữu cơ và bao tiêu sản phẩm.

Ông Cao Minh Thơ (xã Ea Ly, huyện Sông Hinh) đã tìm hiểu rất nhiều nơi, nắm tình hình sản xuất thực tiễn tại địa phương và các tỉnh Tây Nguyên để đầu tư trồng 2ha sâm bố chính theo hướng hữu cơ.

 Trong quá trình trồng, ông Thơ rải vôi xử lý đất, bón phân vi sinh, phủ bạt để không dùng thuốc trừ cỏ. Ông Thơ cho biết, hiện nay, chi phí đầu tư trồng 1ha nhân sâm Phú Yên khoảng 100-200 triệu đồng.

Toàn bộ sản phẩm nhân sâm Phú Yên của ông đã được một đơn vị bao tiêu với giá 60.000 đồng/kg (sâm trồng từ 8 tháng đến 1 năm). Vừa qua, TTƯD-CGCN Phú Yên đã tiến hành khảo sát, tư vấn hỗ trợ cho hộ ông Thơ nhằm cho ra sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.

Với mong muốn sản phẩm sâm Phú Yên sẽ có vị thế trên thị trường, ông Hoàng Xuân Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu Miền Trung, cho biết đơn vị đang xây dựng quy trình trồng nhân sâm Phú Yên theo tiêu chuẩn GACP-WHO nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc đạt các tiêu chuẩn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu, trung tâm đã cho ra đời sản phẩm: củ sâm khô, củ thái phiến, củ cắt hạt lựu, bột…, để có thể phục vụ cho các cơ sở y tế.



https://danviet.vn/trong-thu-cay-thuoc-bo-ra-cu-quy-dan-o-day-goi-la-nhan-sam-phu-yen-20200530235101023.htm

Theo Thái Hà (Báo Phú Yên/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.