Trở thành tỷ phú nhờ cây ăn quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Nhờ trồng cây ăn quả và tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ nông dân đổi đời, trở thành tỷ phú.

Đổi đời nhờ chanh dây

Cũng như nhiều nông dân khác trên địa bàn tỉnh, anh Đinh Đức Toàn (làng Ku Ton, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) từng điêu đứng khi cây hồ tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt.

Sau bài học đắt giá, gia đình anh rút ra được nhiều kinh nghiệm để canh tác nông nghiệp bền vững. Anh Toàn cho biết: “Năm 2017, toàn bộ diện tích hồ tiêu của gia đình bị nhiễm bệnh rồi chết hàng loạt. Nguồn thu nhập chính không còn, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Để vực lại kinh tế, ngoài việc tập trung tái canh 2 ha cà phê, tôi trồng thêm chanh dây nhằm lấy ngắn nuôi dài”.

Trở thành tỷ phú nhờ cây ăn quả ảnh 1

Với hơn 6 ha chanh dây, năm nay, gia đình anh Đinh Đức Toàn (làng Ku Ton, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) thu về trên 3 tỷ đồng. Ảnh: Quang Tấn

Lúc mới chuyển sang trồng chanh dây, anh Toàn cũng gặp khó khăn do chưa nắm được quy trình kỹ thuật, thuộc tính của cây trồng. Tuy nhiên, nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm và tích cực áp dụng khoa học công nghệ vào trồng, chăm sóc, vườn chanh dây của anh ngày càng xanh tốt, năng suất tăng cao qua từng vụ.

Theo đó, ngoài áp dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước kết hợp bón phân, anh còn chú trọng quản lý sâu bệnh hại bằng các loại thuốc trừ sâu sinh học cũng như ưu tiên sử dụng phân hữu cơ để giữ ổn định cho vườn cây.

Nhờ đó, năm nay, hơn 6 ha chanh dây đã cho thu hoạch 2 đợt, với giá bán dao động 14-22 ngàn đồng/kg, gia đình anh thu về trên 3 tỷ đồng. “Mỗi vụ chanh dây trung bình cho thu hoạch khoảng 4 đợt. Với giá bán như hiện nay, tôi lãi 500-600 triệu đồng/ha, cao gấp 3-4 lần so với trồng cà phê. Lợi nhuận từ cây chanh dây không thua bất kỳ loại cây trồng nào ngoài cây sầu riêng. Nếu không có gì thay đổi, năm tới, tôi tiếp tục trồng khoảng 6 ha chanh dây”-anh Toàn phấn khởi cho hay.

Cũng theo anh Toàn, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh đã hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để được cấp mã số vùng trồng. Nếu được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm chanh dây sẽ được xuất đi Trung Quốc với giá bán cao hơn khoảng 7 ngàn đồng/kg so với giá chanh thường.

Thu tiền tỷ từ vườn sầu riêng

Đến thôn 6 (xã Ia Blang, huyện Chư Sê), hỏi nhà anh “Thiện sầu riêng” thì ai cũng biết. Từng là một trong những người trồng hồ tiêu có tiếng ở Chư Sê, có thời điểm, mỗi năm, gia đình anh Nguyễn Phước Thiện thu được gần 20 tấn tiêu khô. Tuy nhiên, vì lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất khiến vườn cây của gia đình anh bị suy kiệt và chết dần.

Anh Thiện kể: “Đến năm 2017, giá hồ tiêu bắt đầu giảm mạnh, trong khi vườn cây thì chết dần chết mòn, thu không đủ bù chi nên tôi chuyển dần sang trồng sầu riêng. Rút kinh nghiệm từ cây hồ tiêu, tôi chọn canh tác sầu riêng theo hướng hữu cơ bền vững. Quá trình trồng và chăm sóc, tôi sử dụng phân bón hữu cơ (tự ủ từ phân chuồng, vỏ cà phê và các chế phẩm sinh học) kết hợp dùng thuốc trừ sâu sinh học. Bên cạnh đó, tôi sử dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho toàn bộ 5 ha sầu riêng của gia đình”.

Trở thành tỷ phú nhờ cây ăn quả ảnh 2

Anh Thiện bên vườn sầu riêng của gia đình. Ảnh: Quang Tấn

Nhờ vậy, vườn sầu riêng của gia đình anh Thiện sinh trưởng, phát triển rất tốt, cho năng suất cao.

Điển hình như vụ vừa rồi, với 860 cây sầu riêng, trong đó có 700 cây mới bước vào thu bói nhưng vẫn đem về cho anh lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. “Bây giờ làm cây gì cũng phải chú trọng đến tiêu chí sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì mới được thị trường đón nhận. Làm nông nghiệp sạch không những bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn bảo vệ môi trường, sức khỏe cho người tiêu dùng. Như vụ vừa rồi, thương lái đến tận vườn thu mua với giá cao, mình không cần tốn công thu hoạch, chỉ cân ký rồi tính tiền”-anh Thiện phấn khởi nói.

Đất khó cho quả ngọt

Gia đình cựu chiến binh Lại Quang Huấn (làng Ia Chă Wău) là một trong những hộ tiên phong chuyển đổi diện tích mía sang trồng cây ăn quả trên vùng đất khó Chư A Thai, huyện Phú Thiện.

Nhờ vậy, gia đình ông nhanh chóng có của ăn của để, con cái được ăn học đến nơi đến chốn và có việc làm ổn định. Ông Huấn kể: “Năm 2016, giá mía xuống thấp, thu không đủ bù đắp chi phí đầu tư, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Qua nhiều lần tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm trồng nhãn từ đồng đội ở miền Tây Nam Bộ, tôi quyết định mua giống về trồng thử nghiệm. Cây nhãn phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây nên sinh trưởng, phát triển tốt. Vì vậy, tôi đã chuyển hơn 6 ha mía sang trồng 2.000 cây nhãn và trồng thêm 250 cây xoài Úc. Còn lại khoảng 5 ha đất, tôi đào ao nuôi cá, trồng lúa nước và cỏ để nuôi bò, dê”.

Trở thành tỷ phú nhờ cây ăn quả ảnh 3

Ông Huấn có thể ép cho nhãn ra hoa theo ý mình nên luôn bán được giá cao. Ảnh: Quang Tấn

Bên cạnh học hỏi kinh nghiệm từ các đồng đội, ông Huấn cũng thường xuyên mày mò, nghiên cứu kỹ thuật trồng cây ăn quả, nhất là cây nhãn để ép cây ra quả trái vụ.

Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, ông áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, tận dụng nguồn phân chuồng để bón cho cây. Đồng thời, ông áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho toàn bộ vườn cây ăn quả. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nhãn, xoài của gia đình ông luôn đạt cao, được thị trường ưa chuộng, thương lái tìm đến tận vườn để thu mua.

Ông Huấn vui vẻ cho hay: “Hiện tại, sản phẩm trái cây của tôi đã được các thị trường lớn như: Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định... đón nhận. Với giá bán bình quân 25-30 ngàn đồng/kg nhãn, 10 ngàn đồng/kg xoài Úc, chỉ riêng vườn cây ăn quả đã mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm”.

Có thể bạn quan tâm

Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

(GLO)-

Sáng 29-5, tại Nhà thi đấu huyện Ia Grai, Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai đã tổ chức sự kiện cộng đồng nhằm giới thiệu Dự án “Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo huớng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu của chi nhánh”.

“Cầu nối” phát triển nông nghiệp bền vững

“Cầu nối” phát triển nông nghiệp bền vững

(GLO)- Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) được thành lập theo Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 30-5-1994 của UBND tỉnh Gia Lai với nhiệm vụ làm “cầu nối” để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Trong 29 năm qua, Trung tâm luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững.

Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng: Nhiều triển vọng

Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng: Nhiều triển vọng

(GLO)- Mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng của Công ty TNHH Minh Khánh Gia Lai (663 Quang Trung, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ) và Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Núi Cờ (xã Ia Ka, huyện Chư Păh) bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở thêm một hướng thoát nghèo bền vững cho người dân trên địa bàn.

Ia Pa tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Ia Pa tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Vừa qua, UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị bàn về giải pháp đầu tư, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, huyện kỳ vọng sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế, xây dựng các chuỗi liên kết nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nâng chất lượng rừng trồng

Nâng chất lượng rừng trồng

Mới đầu mùa hè nhưng các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện khắp cả nước đã về dưới mực nước chết. Lưu lượng nước trên các sông suối cũng thiếu hụt nghiêm trọng. Dự báo một mùa hè thiếu nước khốc liệt, kéo theo hàng loạt hệ lụy về môi sinh và dân sinh.
Cây dừa “bén đất” Kbang

Cây dừa “bén đất” Kbang

(GLO)- Để phát triển kinh tế, một số người dân ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai xuống Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) mua dừa giống về trồng. Trên vùng đất cao nguyên nắng gió, cây dừa sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại thu nhập cao cho người trồng.

Đường giao thông nội ở xã Chư Gu thôn được bê tông hóa

Tổng vốn chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023 trên 50,5 tỷ đồng

(GLO)- Theo thông tin từ UBND huyện Krông Pa, giai đoạn 2021-2023 tổng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 50,590 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 35,742 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4,818 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác 9,550 tỷ đồng, vốn huy động khác 480 triệu đồng.
Trồng chanh dây cần liên kết để phát triển bền vững

Trồng chanh dây cần liên kết để phát triển bền vững

(GLO)- Thời gian gần đây, thấy cây chanh dây mang lại lợi nhuận kinh tế cao, nhiều hộ dân trên địa bàn các huyện Ia Grai, Chư Păh, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang (tỉnh Gia Lai)… đã đổ xô trồng. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu chanh dây rớt giá. Vì vậy, ngành chức năng khuyến cáo người trồng chanh dây cần liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) để bảo đảm phát triển bền vững.