Trò chuyện với người dũng cảm cứu 5 em nhỏ trong lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mặc cho dòng suối Ia Mlah đục ngầu cuộn chảy, khi nghe thấy tiếng kêu cứu của các em nhỏ, Nguyễn Văn Kiên đã dũng cảm lao mình theo con nước dữ, giành giật với tử thần để cứu sống được 5 em học sinh.

Buổi chiều định mệnh

Chỉ mới 25 tuổi nhưng Nguyễn Văn Kiên (tổ 12, thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa) đã bị bệnh viêm đa khớp nhiều năm nay. Một bên đầu gối trái của Kiên đã trải qua vài lần phẫu thuật nhưng vẫn chưa lành lặn nên phải đi cà nhắc. Dáng người nhỏ thó, gầy còm, chỉ cao 1,55 m, lại hay đau ốm nên gần như Kiên không thể làm được việc nặng nhọc. Hàng ngày, Kiên chỉ quanh quẩn ở nhà cùng ông bà ngoại đã hơn 80 tuổi và phụ giúp ông bà những việc vặt trong nhà.

 

Anh Nguyễn Văn Kiên chỉ về đoạn suối Ia Mlah, nơi anh đã dũng cảm lao mình theo dòng lũ để cứu sống 5 học sinh lớp 7. Ảnh: Đ.P
Anh Nguyễn Văn Kiên chỉ về đoạn suối Ia Mlah, nơi anh đã dũng cảm lao mình theo dòng lũ để cứu sống 5 học sinh lớp 7. Ảnh: Đ.P

Kiên có thói quen đi dạo tha thẩn xuống phía bờ suối Ia Mlah, cách nhà chừng 300 m. Khoảng 15 giờ ngày 10-11, khi anh đang thả bộ theo đường mòn xuống phía bờ suối thì nghe tiếng các em nhỏ kêu cứu. Đoán là có chuyện chẳng lành vì khúc suối này cứ vài năm lại có người chết đuối, Kiên vội lê bước thật nhanh. Nhìn xuống lòng suối, anh hoảng hốt khi thấy có nhiều cánh tay trẻ nhỏ đang chới với giữa dòng nước lũ.  

Không ngần ngại, Kiên vội lao mình về phía các em nhỏ đang chìm dần. Dòng nước lũ do hồ thủy lợi Ia Mlah xả lũ mấy ngày qua vẫn còn cuộn chảy rất mạnh. Kiên bơi lựa thế lần lượt dìu được 2 em nhỏ vào bờ. Khi bơi trở ra thì các em nhỏ khác đã bị dòng nước đưa ra xa hàng chục mét. Kiên gắng sức bơi ra dìu thêm được 3 em nhỏ nữa vào bờ. Lúc này một số người dân đã có mặt, hô hấp nhân tạo cấp cứu các em. Khi cậu bé thứ 5 được dìu vào bờ, nhìn thấy vẫn còn 1 em nhỏ nữa bị nước cuốn ra xa, chỏm tóc đen chìm dần, Kiên cố gắng hết sức bơi theo nhưng dòng nước lũ lạnh buốt khiến một bên chân bị tật của anh tê dại không còn cảm giác. Sức đuối dần, anh buộc phải bám lấy bụi cỏ ven bờ rồi được người dân kéo lên.

“Mình biết vẫn còn một học sinh bị nước lũ cuốn đi nhưng không tài nào cứu được. Thật tội nghiệp, khi 1 giờ sau mọi người tìm thấy xác em ở gần cầu Ia Mlah chỉ cách đó hơn 1 km. Thật tiếc là mình đã kiệt sức, không cứu được em”-Kiên rưng rưng nước mắt, kể lại sự việc. Em học sinh không may ấy là Nguyễn Tường Nghiêm, lớp 7A5 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc).

Tấm lòng hào hiệp

Tôi cùng Kiên ra bờ suối Ia Mlah nơi hơn chục ngày trước anh đã liều mình lao vào dòng lũ để cứu sống được 5 học sinh lớp 7 đang bị dòng nước nhấn chìm. Lũ đã rút, bãi cát như thoải dài ra. 2 bên bờ, nhiều cụm rác bị nước lũ cuốn theo còn vướng lại trên ngọn cây bụi cao lút đầu người. Mặt nước lòng suối chỉ còn rộng chừng 30 m trồi lên vô số tảng đá to. Kiên cho hay, lòng suối đoạn này nhiều đá tảng nên cứ vài ba năm lại có người bị nước lũ cuốn va vào đá nhấn chìm. “Khi em Nghiêm bị nước cuốn trôi, nhiều người đã chạy xuôi dòng dọc theo bờ suối để tìm tung tích nhưng không thấy bóng dáng em đâu”-Kiên buồn bã nói.

Những ngày sau đó, gia đình của 5 em nhỏ may mắn được anh Kiên giành lại cuộc sống trước miệng hà bá đã lần lượt dẫn các em đến nhà để tạ ơn ân nhân của mình. Thấy hoàn cảnh gia đình anh Kiên thuộc diện hộ nghèo, có người đã ngỏ ý tặng anh một số tiền lớn để giúp đỡ, nhưng anh một mực chối từ. “Mình cứu các em không phải để mong được trả ơn. Vì thế mình chỉ giữ lại mấy giỏ trái cây của các em”-anh bày tỏ.

Trò chuyện về hành động dũng cảm của Nguyễn Văn Kiên, bà Phạm Thị Mít-Bí thư chi bộ, Tổ trưởng tổ 12, thị trấn Phú Túc cho biết: “Kiên là người hiền lành, lại tàn tật mà làm được việc phi thường. Hôm trước, tôi có đưa lãnh đạo thị trấn đến nhà em tặng giấy khen; Huyện Đoàn cũng đang làm thủ tục đề nghị Trung ương Đoàn khen thưởng cho Kiên”.

Quên mình làm việc nghĩa cứu người, anh Nguyễn Văn Kiên coi đó là việc nên làm. Khi tôi hỏi anh còn nhớ tên của 5 em nhỏ mà mình cứu sống không thì Kiên lắc đầu. “Khi gia đình đưa đến, gặp lại các em mình thấy mặt quen quen thôi chứ không nhớ tên”-anh Kiên cười hiền.

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.