Triển khai Nghị định số 99 về đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 16-2, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến phối hợp triển khai Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30-11-2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Gia Lai có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, địa phương.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: R'Ô HOK
Quang cảnh hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Gia Lai. Ảnh: R'Ô HOK

Tại hội nghị, các đại biểu đã giới thiệu một số điểm mới, cơ bản của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30-11-2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm và công tác triển khai thi hành Nghị định.

Cụ thể, kế thừa Nghị định số 102/2017/NĐ-CP, Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30-11-2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm gồm 5 chương, 58 điều. Trong đó, những nhóm sửa đổi, bổ sung cơ bản, gồm: Phạm vi điều chỉnh; Các trường hợp đăng ký; Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin; Chủ thể trong đăng ký, cung cấp thông tin (người yêu cầu, cơ quan đăng ký); Hiệu lực của đăng ký; Hồ sơ đăng ký (bao gồm cả ngôn ngữ, chữ ký, con dấu) và giải quyết hồ sơ đăng ký; Thủ tục về từ chối đăng ký, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký (bao gồm cả thủ tục đăng ký theo từng trường hợp tài sản); Cơ chế pháp lý về chỉnh lý thông tin có sai sót, hủy đăng ký; Cơ chế pháp lý về cung cấp thông tin; Quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm; Phụ lục các biểu mẫu.

Ngoài ra, tại hội nghị các đại biểu đã nêu một số ý kiến liên quan đến phần mềm đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm; công tác triển khai một số quy định về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; tác động của Nghị định số 99/2022/NĐ-CP đối với hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm tại các tổ chức tín dụng; một số nội dung cần lưu ý trong triển khai thực hiện Nghị định.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đề nghị trong thời gian tới, các Bộ, ngành cần quan tâm, tháo gỡ các vấn đề vướng mắc trong Nghị định 99/2022/NĐ-CP. Thực hiện chuyển đổi số, áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện, triển khai Nghị định. Các Bộ, ngành, địa phương cần có sự phối hợp trong công tác nghiên cứu các quy định của Nghị định 99. Từ đó, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định và hoàn thành trách nhiệm, nhiệm vụ được giao.

Về phía Bộ Tư pháp là đơn vị chủ công, phân công và chuyên trách về lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ tiếp tục trả lời các vướng mắc, nội dung chưa rõ liên quan đến các quy định liên quan. Đồng thời, sẽ có kế hoạch triển khai tập huấn nâng cao nghiệp vụ về lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm.

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ dịp Tết Nguyên đán 2025

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ dịp Tết Nguyên đán 2025

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Công văn số 101/UBND-NC về việc tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí (VK), vật liệu nổ (VLN), công cụ hỗ trợ (CCHT) và pháo đảm bảo an ninh trật tự trong Tết Nguyên đán 2025.

Bác sĩ Nguyễn Quang Khôi (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi tỉnh) thăm hỏi một trường hợp bị thương do tai nạn pháo nổ. Ảnh: N.N

Cảnh báo tai nạn do pháo nổ

(GLO)- Hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ, trong đó có bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Hầu hết các trường hợp bị thương tích là do tự chế pháo và đốt pháo.

Kê biên 40 bất động sản, tạm giữ 50 tỷ đồng trong vụ Công ty Trung Hậu 68

Kê biên 40 bất động sản, tạm giữ 50 tỷ đồng trong vụ Công ty Trung Hậu 68

Với 294 tỷ đồng hưởng lợi bất chính từ khai thác cát, Chủ tịch Công ty Cổ phần đầu tư Trung Hậu 68 đã chỉ đạo "rửa tiền" phục vụ mục đích chi tiêu cá nhân như mua nhiều xe sang, nhà đất. Cơ quan điều tra đã thu giữ hơn 50 tỷ đồng, kê biên 40 bất động sản đảm bảo công tác thi hành án.