Triển khai cơ chế, chính sách đặc thù đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang-Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 vừa ký quyết định ban hành Chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo này.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định triển khai cơ chế, chính sách đặc thù đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Phương Vi

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định triển khai cơ chế, chính sách đặc thù đẩy nhanh tiến độ chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: Phương Vi

Theo Chương trình, năm 2024, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1945/QĐ-TTg ngày 18-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 18/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 27-1-2022 của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương; ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương tại Thông báo số 93/TB-VPCP ngày 13-3-2024 của Văn phòng Chính phủ về Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai các CTMTQG năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.

Trong đó tập trung triển khai một số nội dung chủ yếu: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các CTMTQG đã được Quốc hội thông qua ngày 18-1-2024 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG tại các địa phương; kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

Tập trung triển khai xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền giao; chủ động nắm bắt, xử lý các khó khăn, vướng mắc của địa phương theo thẩm quyền. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành các CTMTQG từ trung ương đến cơ sở.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG tại các địa phương. Ảnh: Phương Vi

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các CTMTQG tại các địa phương. Ảnh: Phương Vi

Tiếp tục có biện pháp quyết liệt để phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu được Quốc hội giao, quyết tâm giải ngân 100% vốn kế hoạch được giao trong năm 2024 (bao gồm cả nguồn vốn ngân sách nhà nước đã giao năm 2022, 2023 được chuyển sang tiếp tục thực hiện năm 2024).

Nâng cao việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, giữa các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương và các cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo Trung ương trong công tác tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương để quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các CTMTQG đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, người dân về các CTMTQG nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong triển khai thực hiện các CTMTQG.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.