Trên 50 ngàn lượt người dân và du khách đến với Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-năm 2023 đã khép lại chiều 15-4 sau 2 ngày diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc. Ban tổ chức đã trao chứng nhận cho 17 đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội kèm theo số tiền hỗ trợ là 4 triệu đồng/đoàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 3 từ trái qua) thăm hỏi các đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội. Ảnh: Hoàng ngọc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 3 từ trái qua) thăm hỏi các đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội. Ảnh: Hoàng ngọc

Dựa trên kết quả bầu chọn của ban tổ chức và đại diện 17 đoàn nghệ nhân, Ban tổ chức đã trao giải đoàn có hoạt động đặc sắc tại ngày hội cho 3 đơn vị gồm: Mang Yang, Chư Păh, Ayun Pa.

Ngoài ra, ban tổ chức đã trao các giải nhất, nhì, ba cho các đoàn tham gia trò chơi dân gian: kéo co không dùng dây và nhảy bao bố tiếp sức. Trong đó, đoàn nghệ nhân huyện Krông Pa giành giải nhất kéo co không dùng dây, đoàn nghệ nhân Ia Grai giành giải nhất nhảy bao bố tiếp sức.

Trao chứng nhận cho các đoàn tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-năm 2023 . Ảnh: Hoàng Ngọc

Trao chứng nhận cho các đoàn tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-năm 2023 . Ảnh: Hoàng Ngọc

Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-năm 2023 thu hút trên 700 nghệ nhân đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố tham gia. Ngày hội có nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn như: phục dựng các nghi lễ truyền thống mừng lúa mới, cúng cầu mưa, bỏ mả, mừng nhà rông mới; trình diễn cồng chiêng, hát dân ca, biểu diễn nhạc cụ dân tộc…

Đoàn nghệ nhân huyện Mang Yang là 1 trong 3 đơn vị đạt giải đoàn có hoạt động đặc sắc tại Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đoàn nghệ nhân huyện Mang Yang là 1 trong 3 đơn vị đạt giải đoàn có hoạt động đặc sắc tại Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người dân và du khách còn được nghệ nhân hướng dẫn trải nghiệm nghề truyền thống như đan lát, dệt vải, chơi các nhạc cụ dân tộc; tham gia vào các trò chơi dân gian như ném còn, chọi cù, nhảy sạp, đi cà kheo…

Trong khuôn khổ ngày hội còn có gian hàng trưng bày, giới thiệu đặc sản, sản phẩm OCOP của các địa phương.

Theo thống kê của ban tổ chức, trong 2 ngày diễn ra (14 và 15-4), Ngày hội đã thu hút trên 50 ngàn lượt người dân, du khách, các đoàn học sinh đến vui chơi, trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa.

Có thể bạn quan tâm

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

null