Đưa học sinh Gia Lai và Kon Tum đến gần với di sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 15-4, một số trường học ở tỉnh Gia Lai và Kon Tum đã đưa học sinh đến trải nghiệm, tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ II-2023 diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku). Đây là bài học thực tế giúp các em hiểu hơn về văn hóa-lịch sử địa phương, đồng thời tự hào trước di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam.

Đưa nhóm học sinh khối lớp 6 đến xem các nghệ nhân đan lát, dệt vải tại ngày hội, cô Nguyễn Lê Thanh Nga-giáo viên trường THCS Nguyễn Du (TP. Pleiku) cho biết: “Các em khối 6 đang có bài học mang chủ đề “Em với nghề truyền thống”. May mắn lại đúng dịp diễn ra Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh nên chúng tôi đưa các em đến xem các nghệ nhân dân gian đan lát, dệt vải. Đây là cơ hội rất quý đối với học sinh và giáo viên. Cùng với chủ đề bài học, thầy và trò được tận mắt xem tinh hoa của nghề truyền thống hội tụ trong không gian ngày hội. Các em được nghệ nhân hướng dẫn đan lát nên vừa xem, vừa thực hành một cách say mê. Bài học này cũng giúp các em ý thức, trân trọng nghề truyền thống và các nghệ nhân dân gian”.

Học sinh trường THCS Nguyễn Du (TP. Pleiku) thích thú xem nghệ nhân đan lát, làm ra các sản phẩm từ mây, tre. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh trường THCS Nguyễn Du (TP. Pleiku) thích thú xem nghệ nhân đan lát, làm ra các sản phẩm từ mây, tre. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sau khi được các nghệ nhân hướng dẫn cách làm cạp rổ, rá, em Nguyễn Thị Diễm Quyên-lớp 6 trường THCS Nguyễn Du chia sẻ: “Mặc dù được học đan lát trên lớp nhưng đến đây con được trải nghiệm rất nhiều cái mới. Chẳng hạn làm cạp rổ, rá là kỹ thuật rất khó, nhưng được nghệ nhân hướng dẫn con đã biết cách làm. Con rất ngưỡng mộ các nghệ nhân, họ không chỉ khéo tay mà rất tỉ mỉ, kiên nhẫn”.

Cô và trò Trường THCS Nguyễn Du tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cô và trò Trường THCS Nguyễn Du tìm hiểu về các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đối với học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai), ngày hội lại hấp dẫn bởi các trò chơi như chọi cù, ném còn, nhảy sạp hay được nghệ nhân hướng dẫn đánh đàn t'rưng… Cô Nguyễn Thúy Hằng-giáo viên trường Tiểu học Kim Đồng chia sẻ: “Thấy các con say mê chơi các trò chơi dân gian chúng tôi cũng vui lây. Từ những trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa này giúp các con hiểu hơn về các hình thức vui chơi của thế hệ đi trước, từ đó cũng hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc”.

Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) tìm hiểu nghề dệt truyền thống cùng nữ nghệ nhân Bahnar. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) tìm hiểu nghề dệt truyền thống cùng nữ nghệ nhân Bahnar. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trong số các đoàn học sinh đến trải nghiệm các hoạt động tại ngày hội văn hóa còn có học sinh của tỉnh Kon Tum. Cô Dương Thị Thuỷ-Giáo viên trường THCS Lý Tự Trọng (TP. Kon Tum) cho biết, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là hoạt động được chú trọng trong nhà trường. Trong chuyến trải nghiệm thực tế này, trường THCS Lý Tự Trọng cho học sinh đi giao lưu, học hỏi tại trường Quốc tế Châu á Thái Bình Dương (TP. Pleiku), tham quan Bảo tàng tỉnh, dâng hương tại nơi thờ Bác Hồ và đích đến cuối là Quảng trường Đại Đoàn Kết-di tích danh lam thắng cảnh của tỉnh Gia Lai.

Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) xem nghệ nhân biểu diễn đàn t'rưng, đồng thời tìm hiểu về văn hóa Tây Nguyên tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) xem nghệ nhân biểu diễn đàn t'rưng, đồng thời tìm hiểu về văn hóa Tây Nguyên tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Cô Thủy cho hay: “Lần này nhà trường cho học sinh tham quan các điểm đến ở Gia Lai để giúp các em nắm bắt kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa của địa phương. 2 tỉnh Bắc Tây Nguyên tuy có 1 số nét tương đồng nhưng qua đó cũng giúp các em có sự so sánh để thấy được sự đa dạng văn hóa của 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Các hoạt động trong Ngày hội rất đặc sắc, giúp các em có thêm những trải nghiệm đáng giá. Cả thầy và trò đi 1 ngày đàng biết thêm 1 sàng tri thức”.

Một số hoạt động trải nghiệm của học sinh tại Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ 2-2023:

Các em học sinh được nghệ nhân hướng dẫn đan lát. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các em học sinh được nghệ nhân hướng dẫn đan lát. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bà Nguyễn Thị Đền (dân tộc Tày)-xã Kon Thụp, huyện Mang Yang hướng dẫn học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) cách chơi trò chọi cù. Ảnh: Hoàng Ngọc

Bà Nguyễn Thị Đền (dân tộc Tày)-xã Kon Thụp, huyện Mang Yang hướng dẫn học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Ia Grai) cách chơi trò chọi cù. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh hào hứng chọi cù cùng các nghệ nhân dân tộc Tày. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh hào hứng chọi cù cùng các nghệ nhân dân tộc Tày. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tham gia trò chơi truyền thống của các dân tộc Tây Bắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Tham gia trò chơi truyền thống của các dân tộc Tây Bắc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh nam cũng rất hào hứng với nghề dệt. Ảnh: Hoàng Ngọc

Học sinh nam cũng rất hào hứng với nghề dệt. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Hấp dẫn hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

InfographicHấp dẫn hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Khai mạc vào sáng 2-11 tại bãi bồi làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh hấp dẫn ngay lượt đua vòng loại. Những con thuyền độc mộc lao vun vút trên sóng nước tạo nên hình ảnh ấn tượng, đầy cảm xúc trên dòng sông huyền thoại.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Vị quê giữa phố

Vị quê giữa phố

(GLO)- Đó là những thức món rất dân dã, thậm chí trước kia còn được gọi là món “con nhà nghèo”. Vậy mà giờ đây vị quê lại thành “đặc sản” giữa phố.

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

Thạch sương sâm - Món quà ký ức

(GLO)- Khu chợ Bà Định (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đông đúc kẻ bán người mua với đủ thực phẩm tươi rói vào sáng sớm. Vậy nhưng, hàng thạch sương sâm của bà Nguyễn Thị Hoa (trú tại 34/25 Hoàng Sa, TP. Pleiku) luôn có sức hút đặc biệt. Dù nắng hay mưa, hàng của bà luôn bán hết trước 8-9 giờ sáng.

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.