Trên 20.500 bài dự thi “Đại sứ văn hóa đọc”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 28-8, tại TP.Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải các cuộc thi:  “Viết, vẽ tìm hiểu kiến thức về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình, “Đại sứ văn hóa đọc”; “Giới thiệu sách trực tuyến” năm 2023.

Sau 4 tháng triển khai (từ tháng 3 đến tháng 6-2023), cuộc thi viết, vẽ tìm hiểu kiến thức về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng” đã nhận được 495 bài viết của 16/17 huyện, thị xã, thành phố; 43 tác phẩm tranh của 41 tác giả trong tỉnh. Ban tổ chức đã thành lập ban giám khảo tổ chức chấm, chọn các bài viết, tác phẩm có chất lượng cao, đồng thời trao 21 giải cho cá nhân có bài viết xuất sắc, 15 giải cho các tác giả ở thể loại vẽ. Chị Nguyễn Thị Nga-Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Pleiku và họa sĩ Nguyễn Văn Chung (23/5 Tạ Quang Bửu, TP. Pleiku) đạt giải nhất ở 2 thể loại viết, vẽ.

Chị Nguyễn Thị Nga-Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Pleiku giành giải nhất cuộc thi viết về chủ đề phòng chống bạo lực gia đình. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chị Nguyễn Thị Nga-Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Pleiku giành giải nhất cuộc thi viết về chủ đề phòng chống bạo lực gia đình. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đối với 2 cuộc thi khuyến đọc, đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo tổ chức. Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” phát động từ 1-3 đến 25-6 đã nhận được sự hưởng ứng của 136 trường thuộc 3 cấp học toàn tỉnh với 20.521 bài dự thi (năm 2022 có 29.411 bài dự thi, 166 trường tham gia). Phần lớn các bài dự thi có sự đầu tư về hình thức, cách thể hiện mới mẻ, chia sẻ những nội dung sách hay, các biện pháp, kế hoạch khuyến đọc mang ý nghĩa thiết thực, dễ thực hiện, phù hợp với từng lứa tuổi.

Ban tổ chức đã trao giải tập thể cho 5 trường, trong đó 3 trường có nhiều thí sinh tham gia nhất gồm: THPT Phan Bội Châu, Trường THCS Phạm Hồng Thái, Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (TP.Pleiku); 2 trường có nhiều thí sinh đạt giải nhất là Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (huyện Ia Grai), Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP.Pleiku).

Các cuộc thi khuyến đọc có sức lan tỏa đối với học sinh các cấp học trong toàn tỉnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các cuộc thi khuyến đọc có sức lan tỏa đối với học sinh các cấp học trong toàn tỉnh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đối với giải cá nhân, ban tổ chức trao tổng cộng 73 giải (15 giải nhất, 16 giải nhì, 18 giải ba, 21 giải khuyến khích, 3 giải phụ là clip được nhiều người bình chọn nhất trên kênh Youtube “Sách nhịp cầu tri thức” ở các nội dung: ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất, chia sẻ cảm tưởng hay nhất, câu chuyện viết tiếp hay nhất, câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất, bài thơ khuyến đọc hay nhất…

Cuộc thi “Giới thiệu sách trực tuyến” được phát động từ 1-4 đến 25-6. Ban tổ chức đã nhận được 93 video tham gia của các cá nhân, đơn vị. Trong đó, chọn lọc 68 video đăng tải và mở cổng bình chọn trên kênh Youtube “Sách nhịp cầu tri thức”. Ban tổ chức đã trao 5 giải tập thể, trong đó Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đức Cơ đạt giải nhất; 37 giải cá nhân gồm: 6 giải nhất, 5 giải nhì, 10 giải ba (5 giải video cá nhân, 5 giải video nhóm) và 18 giải khuyến khích.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Đức Hoàng trao giải nhất cho các thí sinh tham gia cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc". Ảnh: Hoàng Ngọc

Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Đức Hoàng trao giải nhất cho các thí sinh tham gia cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc". Ảnh: Hoàng Ngọc

Cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến đã góp phần truyền cảm hứng đối với văn hóa đọc, lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng. Những bài giới thiệu sách trực tuyến được trao giải tại cuộc thi được Thư viện tỉnh đăng tải, giới thiệu trên các trang mạng xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của bạn đọc.

Có thể bạn quan tâm

Tác giả bên khối đá có nguồn gốc từ phế tích Chăm An Phú tại nhà thờ Phú Thọ. Ảnh: X.H

Phế tích Chăm ở An Phú: Bí ẩn vẫn còn nằm trong lòng đất

(GLO)- Phế tích Chăm ở xã An Phú (TP. Pleiku) được Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh khai quật khảo cổ học vào năm 2023 và năm 2024. Kết quả khai quật đã phác thảo diện mạo của một đền tháp Chăm cổ, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn chờ được khám phá.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Những ngày cuối năm

(GLO)- Vậy là đoàn tàu thời gian đã đến ga “tháng Chạp”. Có lẽ vì là ga cuối nên cuộc hành trình dường như chậm lại trong biết bao nỗi niềm bâng khuâng của lữ khách.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Những người giữ hồn dân ca Jrai

Những người giữ hồn dân ca Jrai

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai, nhiều nghệ nhân ở xã Ia Rbol (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) từng ngày âm thầm lưu giữ những làn điệu dân ca như một cách thể hiện tình yêu với cội nguồn.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

Lưu giữ “men say” của đại ngàn

(GLO)- Hiện nay, nhiều gia đình người dân tộc thiểu số ở Gia Lai vẫn giữ nghề ủ rượu cần truyền thống từ men lá tự nhiên. Theo thời gian, họ đã cùng nhau lưu giữ “men say” của đại ngàn, giúp cho thức uống mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên được chắp cánh bay xa.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.