Trao 66 giải thưởng tại Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) lần thứ IV, năm 2023 diễn ra từ ngày 17 đến 19-5 tại Quảng trường 24-6 và Nhà thi đấu thể thao huyện với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa.

Dự lễ khai mạc và bế mạc ngày hội có đại diện lãnh đạo Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San; Thường trực Huyện ủy, lãnh đạo UBND huyện, một số phòng, ban liên quan và hơn 400 nghệ nhân, vận động viên (VĐV) đến từ 6 xã, thị trấn và khối lực lượng vũ trang, khối công nhân viên.

Trao 66 giải thưởng tại Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ ảnh 1

Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ thu hút hơn 400 nghệ nhân, vận động viên tham gia. Ảnh: Ngọc Minh

Trong thời gian diễn ra Ngày hội, các VĐV tranh tài tại các môn thể dục thể thao truyền thống, gồm: bắn nỏ, đẩy gậy, việt dã, chạy cà kheo, kéo co. Đặc biệt, tại không gian mở ở Quảng trường 24-6, các đoàn đã mang đến Ngày hội các tiết mục đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như tái hiện các lễ cúng cầu mưa, nhà rông mới, được mùa, mừng lúa mới, cúng sân, cúng sức khỏe và trình diễn cồng chiêng, dân ca, dân vũ. Ngoài ra, các đoàn còn biểu diễn nhạc cụ, đan lát, tạc tượng, dệt thổ cẩm… tạo không khí sôi động, đa sắc màu.

Đặc biệt, đây là năm đầu tiên huyện tổ chức diễu hành cồng chiêng đường phố. Theo đó, các đội cồng chiêng diễu hành qua các tuyến đường chính của trung tâm huyện: Đường Quang Trung, Phạm Văn Đồng, Lê Hồng Phong, Trần Phú và kết thúc tại Quảng trường 24-6 thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức.

Kết thúc ngày hội, Ban tổ chức đã trao 66 giải nhất, nhì, ba cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Cụ thể, ở mảng thể thao: Thị trấn Đak Pơ giành giải nhất toàn đoàn, xã Yang Bắc đạt giải nhì toàn đoàn, giải ba toàn đoàn thuộc về xã Phú An. Mảng văn hóa, Ban tổ chức trao giải đặc sắc cho đoàn nghệ nhân xã Phú An và xã Yang Bắc; trao giấy chứng nhận cho các đoàn nghệ nhân tham gia ngày hội.

Phát biểu tại ngày hội, bà Bùi Thị Thương-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ cho biết: Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ lần thứ IV, năm 2023 là hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, thiết thực hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tiến tới chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập huyện Đak Pơ (9/12/2003-9/12/2023).

“Đây cũng là dịp để Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cùng nhau đua sức, khoe tài, lưu giữ, tôn vinh, giới thiệu, quảng bá nét văn hóa đặc trưng, các môn thể thao truyền thống của dân tộc mình. Đồng thời là dịp để các dân tộc huyện nhà giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, đời sống sinh hoạt hàng ngày, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em trên địa bàn huyện”-bà Thương nhấn mạnh.

Dưới đây là 1 số hình ảnh tại Ngày hội:

Trao 66 giải thưởng tại Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ ảnh 2

Các nghệ nhân ở xã An Thành tái hiện lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Ngọc Minh

Trao 66 giải thưởng tại Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ ảnh 3
Các thành viên đoàn xã Yang Bắc trình diễn dệt thổ cẩm, đan lát. Ảnh: Ngọc Minh
Trao 66 giải thưởng tại Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ ảnh 4

Các nghệ nhân thuộc đoàn xã Phú An trình diễn tạc tượng. Ảnh: Ngọc Minh

Trao 66 giải thưởng tại Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ ảnh 5

Các đoàn nghệ nhân, vận động viên tham gia diễu hành cồng chiêng đường phố. Ảnh: Ngọc Minh

Trao 66 giải thưởng tại Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ ảnh 6

Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ lần thứ IV, năm 2023 thêm sôi động qua màn tranh tài của các đội ở môn kéo co. Ảnh Ngọc Minh

Trao 66 giải thưởng tại Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ ảnh 7
Các vận động viên tranh tài tại môn đi cà kheo. Ảnh: Ngọc Minh
Trao 66 giải thưởng tại Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Đak Pơ ảnh 8

Ban tổ chức trao giấy khen cho các vận động viên có thành tích xuất sắc. Ảnh: Ngọc Minh

Có thể bạn quan tâm

Cồng chiêng nữ khẳng định vị thế

Cồng chiêng nữ khẳng định vị thế

(GLO)- Ngày 31-5, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung. Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa Kế hoạch số 961/KH-UBND ngày 19-7-2021 của UBND tỉnh về thực hiện “Chương trình hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030”.
Dân làng gây quỹ mua cồng chiêng

Dân làng gây quỹ mua cồng chiêng

(GLO)- Với nhiều phương thức linh hoạt, một số làng ở xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã gây quỹ mua cồng chiêng phục vụ sinh hoạt cộng đồng, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Sẻ non và bài học vào đời

Sẻ non và bài học vào đời

Thoát nạn sau cuộc rượt đuổi kinh hoàng của ngày thứ ba đen tối, Sẻ đâm rụt rè nhút nhát hẳn. Chả bù cho tính háo thắng ương ngạnh vốn dĩ. Mẹ còn bảo chỉ có đời dạy con mới nên chứ lời mẹ nói nào ăn thua gì! Chậc. Đã hối lắm rồi mà cứ lằm bằm suốt thiệt mệt cả đầu.
Bia đá cổ ở Tư Lương bây giờ ra sao?

Bia đá cổ ở Tư Lương bây giờ ra sao?

(GLO)- Đầu tháng 6 vừa qua, tôi cùng các đồng nghiệp trở lại thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đak Pơ) thăm hiện vật Chăm chứa đựng nhiều ký tự nhất, có tuổi đời gần 600 năm, duy nhất còn sót lại trên đất Tây Nguyên.
Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm: “Vàng mười” của múa

Nghệ sĩ Ưu tú Quang Tâm: “Vàng mười” của múa

(GLO)- “Tôi luôn đưa cuộc sống vào nghệ thuật múa vì cuộc sống quá đẹp. Những gì mình làm bằng trái tim đều có sức lay động”-Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Quang Tâm-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San đúc rút kinh nghiệm sau gần nửa thế kỷ gắn bó với nghiệp múa.
Bâng khuâng mùa hè

Bâng khuâng mùa hè

(GLO)- Mùa hè đã thong dong những bước chân đầu tiên cùng biết bao giọt nắng buông hờ trên vai áo, thi thoảng tiết trời điểm xuyết mưa. Có lẽ trong suy nghĩ của nhiều người, ngày hè luôn gần gũi, thân thương, nhất là với tuổi mộng mơ áo trắng học trò. Và, trong trái tim tôi vẫn còn đó những dòng lưu bút của bạn bè ăm ắp kỷ niệm, những cánh phượng khô ép trong trang sổ, thắm đỏ, rạng ngời như mới hôm qua.
Chuyện đọc báo ngày xưa

Chuyện đọc báo ngày xưa

(GLO)- Hơn 1 tháng sau ngày giải phóng tỉnh Gia Lai (17-3-1975), tôi từ Trường Cơ yếu K5 (Hội An, Quảng Nam) về thăm lại cơ quan cũ là Văn phòng Tỉnh ủy, nơi tôi ở trước khi đi học, năm 1974. Sau giải phóng, Tỉnh ủy đặt trụ sở từ nhà số 21 đến 33 và 20 Lê Hồng Phong. Những người trong cơ quan từ căn cứ K10 (Krong, Kbang) ra, họ đón tôi nhiệt tình, vui vẻ, chia sẻ bao điều mới lạ làm tôi bớt đi những bỡ ngỡ ban đầu. Nhưng rồi tôi cũng đã hết phép, phải trở lại trường học cho hết khóa. Cuối năm 1976, tôi lại về nhận công tác ở Văn phòng Tỉnh ủy.
Gương mặt thơ: Trần Hồng Giang

Gương mặt thơ: Trần Hồng Giang

(GLO)- Tôi đọc Trần Hồng Giang từ rất lâu, trên mạng và trên báo. Biết anh là một chuyên gia IT, có việc gì cần về mạng là lại ới anh, dù nửa đêm. Rồi biết thêm anh rất giỏi tiếng Anh. Và cho tới khi đã thân nhau, vẫn trên mạng thì tôi mới biết hoàn cảnh éo le của anh. Một trận ốm hồi nhỏ khiến anh phải gắn chặt với giường và xe lăn.
Mở ra “trang sách mùa hè”

Mở ra “trang sách mùa hè”

(GLO)- Luôn đổi mới, sáng tạo trong cách thức tổ chức là tiêu chí mà Thư viện tỉnh Gia Lai đặt ra để thu hút bạn đọc, nhất là độc giả nhỏ tuổi. Năm nay, chương trình “Trang sách mùa hè” tiếp tục mở ra như một sân chơi hấp dẫn, mới mẻ đáng được đón đợi.
“Măng non” tiếp nối văn hóa truyền thống

“Măng non” tiếp nối văn hóa truyền thống

(GLO)- Về làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), chúng ta dễ dàng bắt gặp những nghệ nhân “nhí” chân trần say sưa với nhịp chiêng, điệu xoang. Những “búp măng” ấy đang góp phần tạo nên sức sống mới cho văn hóa truyền thống dân tộc.