Phục dựng lễ Mừng năm mới của dân tộc Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 28-3, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) phục dựng lễ Mừng năm mới của đồng bào Bahnar sinh sống tại làng Krông Hra (xã Yang Bắc).

Tham dự buổi lễ có các ông, bà: Nguyễn Trường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Bùi Thị Thương-Phó Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Ngọc Long-Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San cùng đông đảo bà con dân làng Krông Hra.

Quang cảnh lễ phục dựng. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh lễ phục dựng. Ảnh: Lam Nguyên

Lễ cúng mừng năm mới còn được gọi là lễ Kcham-Atâu, diễn ra trước khi khởi đầu vụ mùa mới đầu tiên trong năm nhằm cầu xin các thần phù hộ dân làng mạnh khỏe, đoàn kết, thời tiết mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu.

Theo nghi thức truyền thống, lễ cúng mừng năm mới diễn ra trong 2 ngày. Ngày thứ nhất, làng tổ chức cúng Yàng trong nhà rông; lễ vật gồm 3 ghè rượu, 3 con gà, 2 con heo. Ngày thứ 2 làm lễ cúng chính thức, lễ vật gồm 3 ghè rượu, 3 con gà, 2 con heo lớn, 1 con heo nhỏ. Lễ cúng gồm 2 phần chính, diễn ra ngoài sân và trong nhà rông, do những người già trong làng thực hiện.

Người già trong làng cùng thực hiện nghi lễ khấn mời các thần. Ảnh: Lam Nguyên

Người già trong làng cùng thực hiện nghi lễ khấn mời các thần. Ảnh: Lam Nguyên

Tại đây, họ cùng đồng thanh đọc lời khấn, tạm dịch: “Hỡi ông bà ở trên cao, thần Núi Ka King cao ngút ngàn giữ gạo, nương rẫy, thần Sri ôm giữ núi Kông Pẽch bao đời nay. Hỡi nước trong xanh, cánh tay gây dựng nương rẫy, giữ linh hồn của cây dưa, bông, bắp, lúa… Hôm nay chúng tôi cúng năm mới, kính mời ông bà trên cao xuống ăn uống cùng, cầu ông bà trên cao luôn soi sáng đường cho chúng tôi có cuộc sống ấm no, bình an. Mời ông bà trên cao chung vui với dân làng…”.

Sau khi các nghi lễ hoàn tất, đội cồng chiêng cùng tấu lên những bài chiêng truyền thống tươi vui của dân làng.

Chiêng trống ngày hội. Ảnh: Lam Nguyên

Chiêng trống ngày hội. Ảnh: Lam Nguyên

Đối với cộng đồng dân tộc Bahnar, lễ cúng Mừng năm mới là nghi lễ quan trọng, thể hiện tấm lòng thành của dân làng đối với các thần linh, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết giữa các thành viên, làm nên sự giao hòa giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên.

Có thể bạn quan tâm

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Cồng chiêng của người Bahnar là dàn âm thanh rất kỳ vĩ , đòi hỏi nghệ nhân chỉnh chiêng phải am hiểu sâu sắc về âm nhạc và có năng khiếu. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng tại TP. Pleiku

(GLO)- Chiều 12-4, bên hông trụ đá 54 dân tộc anh em tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), các nghệ nhân Bahnar, Jrai có cuộc gặp gỡ trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV.