Kông Chro: Phục dựng nghi lễ "Cúng năm mới"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 15-4, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) phục dựng nghi lễ “Cúng năm mới” của đồng bào Bahnar tại làng Đak Hway (xã Đak Tơ Pang). 

Thầy cúng thực hiện các nghi thức và đọc lời khấn để cầu cho cuộc sống ấm no. Ảnh: Hồng Thắm
Thầy cúng thực hiện các nghi thức và đọc lời khấn để cầu cho cuộc sống ấm no. Ảnh: Hồng Thắm

Lễ vật được sửa soạn dâng cúng gồm 2 con heo, 2 con gà trống lớn, thịt heo nướng và 3 ghè rượu lớn. Thầy cúng là ông Đinh Văn Phíp cùng 4 phụ tá là già làng và những người được dân làng tín nhiệm. Sau khi trang trọng thực hiện các nghi lễ truyền thống, thầy cúng đọc lời khấn: “…Các thần hãy chỉ đường dẫn lối cho dân làng chọn được chỗ đất tốt để làm ăn, cuộc sống luôn suôn sẻ, bình an, no ấm. Từ trẻ nhỏ đến người già đừng đau ốm, bệnh tật, chết chóc. Xin hãy luôn dõi theo, mang lại cho chúng tôi của ăn, của để quanh năm, suốt tháng…”. Sau lễ cúng, dân làng Đak Hway cùng nhau đánh chiêng, múa xoang, uống rượu ghè mừng ngày hội.

Dân làng Đak Hway đánh chiêng, múa xoang mừng lễ cúng năm mới. Ảnh: Hồng Thắm
Dân làng Đak Hway đánh chiêng, múa xoang mừng lễ "Cúng năm mới". Ảnh: Hồng Thắm


“Cúng năm mới” là phong tục độc đáo của đồng bào Bahnar và cũng là dịp để các thành viên trong cộng đồng sum họp, gắn kết. Việc phục dựng nghi lễ đúng theo nguyên bản nhằm góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Bahnar trên địa bàn xã Đak Tơ Pang (huyện Kông Chro); đồng thời là cơ hội để quảng bá du lịch Gia Lai đến với du khách.
 

LAM NGUYÊN
 

Có thể bạn quan tâm

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

Già làng “2 giỏi” của xã Ia Phí

(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi

(GLO)- Người Tây Nguyên làm du lịch không chỉ bằng khu nghỉ dưỡng, mà còn bằng lòng hiếu khách và nghệ thuật kể chuyện. Vậy nên, đừng để giấc mơ Tây Nguyên ngủ yên trên đỉnh đồi mà hãy đánh thức nó bằng chính giọng nói của rừng, bằng bàn tay của bà con và bằng tình yêu với buôn làng của mình.

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

Qua xứ trầm hương: Di sản văn hóa từ miền duyên hải Khánh Hòa - Bài 1: Di sản văn hóa từ miền duyên hải

“Khánh Hòa là xứ trầm hương/Non cao biển rộng người thương đi về” - những câu thơ của nhà nghiên cứu Quách Tấn trong biên khảo Xứ trầm hương vừa là sự khẳng định danh xưng của một miền đất, vừa như lời mời gọi lữ khách bốn phương tìm về với thủ phủ của trầm hương Việt Nam.

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

Kể chuyện buôn làng bằng thanh âm sáo trúc

(GLO)- Ở buôn E Kia (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa), ông Hiao Thuyên được biết đến là một nghệ nhân tài hoa khi giỏi cả sáo trúc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca... Bằng những việc làm thiết thực, ông đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Jrai và xây dựng khối đại đoàn kết ở buôn làng.

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Tây Nguyên: Nhịp sống mới dưới những nếp nhà xưa

Nhắc đến đại ngàn Tây Nguyên, có lẽ biểu tượng văn hóa “sừng sững” chính là những mái nhà rông, nhà dài truyền thống của đồng bào các dân tộc. Trong những biến chuyển của thời đại, không gian che chở các hộ gia đình và lan tỏa văn hóa cộng đồng ấy khó tránh khỏi những hư hao, nghiêng ngả.

null