Phục dựng nguyên bản lễ mừng lúa mới của người Bahnar ở xã Ya Hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 8-12, Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với Trung tâm Văn hoá-Thông tin-Thể thao huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tiến hành phục dựng lễ mừng lúa mới của đồng bào Bahnar tại làng Brang Đak Kliết (xã Ya Hội).

Nghi lễ được phục dựng nguyên bản, khuyến khích người dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người Bahnar nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung.

1.	Phụ nữ Bahnar lên rẫy suốt những bông lúa bằng tay để chuẩn bị dâng các vị thần linh trong lễ mừng lúa mới
 Phụ nữ Bahnar lên rẫy suốt những bông lúa bằng tay chuẩn bị cho nghi lễ nông nghiệp quan trọng nhất trong năm. Ảnh: Hoàng Ngọc

Già làng Đinh Văn Không là người có uy tín trong cộng đồng, được giao trọng trách hướng dẫn dân làng tiến hành trình tự lễ cúng gồm: nghi thức cúng tổ tiên (yang so), cúng các thần linh (thần núi, thần sông,…), lễ cúng ma (a tâu). Hội đồng già làng thay mặt dân làng dâng lễ vật cảm tạ thần lình, cầu mong các vị thần phù hộ người dân làng Brang Đak Kliết gặp nhiều may mắn trong lao động sản xuất, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, lúa về đầy kho; bà con dân làng không bệnh tật, ốm đau, có cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Nghi thức tạ ơn thần linh
Nghi thức tạ ơn thần linh. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghi lễ kết thúc, mỗi người dân ăn một chén cơm mới, sau đó hòa vào những vòng xoang trong âm thanh cồng chiêng ngân vang, rộn rã. Tất cả dân làng đều mang đến nhà rông 1 ghè rượu và 1 rổ cốm mới. Mọi người vừa vít rượu cần, vừa ăn cốm, mời khách cùng thưởng thức ẩm thực. Nhiều nét đẹp văn hoá cũng được thể hiện rõ trong lễ mừng lúa mới như tình cảm gắn bó trong gia đình, sự gắn kết giữa người với người tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

Mừng lúa mới là truyền thống văn hoá được các thế hệ Bahnar ở xã Ya Hội gìn giữ, phát huy trong suốt chiều dài lịch sử
Mừng lúa mới là truyền thống văn hoá được các thế hệ Bahnar ở xã Ya Hội gìn giữ, phát huy trong suốt chiều dài lịch sử. Ảnh: Hoàng Ngọc

Ông Nguyễn Tấn Ba-Phó giám đốc Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San cho biết: “Mừng lúa mới là nghi lễ được bà con Bahnar ở xã Ya Hội tổ chức hàng năm. Đây là điểm sáng tích cực thể hiện ý thức của người dân trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá. Thời gian tới, Nhà hát sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục triển khai phục dựng các nghi lễ truyền thống của người bản địa, qua đó để kiểm tra, đánh giá thực tế đời sống văn hoá của bà con ở các buôn, làng để góp phần bảo vệ, đồng thời giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên”.

Cồng chiêng ngày hội
Cồng chiêng ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc
Rang lúa rẫy làm cốm mới-món ăn không thể thiếu trong lễ mừng lúa mới
Rang lúa rẫy làm cốm mới-món ăn không thể thiếu trong ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc
Vít rượu cần, ăn cốm mới là phần đặc sắc trong lễ mừng lúa mới
Vít rượu cần, ăn cốm mới. Ảnh: Hoàng Ngọc
Lễ mừng lúa mới của người Bahnar ở Ya Hội vẫn giữ được nhiều nét đẹp văn hoá độc đáo
Lễ mừng lúa mới của người Bahnar ở Ya Hội vẫn giữ được nhiều nét đẹp văn hoá độc đáo. Ảnh: Hoàng Ngọc

HOÀNG NGỌC 

Có thể bạn quan tâm

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Về nơi sinh cố Tổng Bí thư Trần Phú

Quê hương cố Tổng Bí thư Trần Phú ở xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), nhưng ông sinh ngày 1/5/1904 tại Thành An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất sinh ra đồng chí Trần Phú cũng là một nơi sơn thủy hữu tình, “địa linh nhân kiệt” và ghi dấu sự hình thành vùng đất Phú Yên.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...