Phục dựng để phát huy giá trị các nghi lễ truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng có rất nhiều lễ hội truyền thống độc đáo và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường và lối sống hiện đại, không ít nghi lễ bị lai tạp, thậm chí bị mai một hoặc biến mất khỏi không gian buôn làng.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc bản địa, từ năm 2019 đến nay, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với chính quyền các địa phương tiến hành phục dựng 10 nghi lễ truyền thống của đồng bào Bahnar và Jrai trên địa bàn tỉnh. Đó là lễ cúng bến nước của dân tộc Jrai tại buôn Gôm Gốp (xã Ia Rmok, huyện Krông Pa); lễ cúng lên nhà rông mới của dân tộc Jrai làng Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang); lễ cúng giọt nước của dân tộc Jrai tại làng Krêl (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ); lễ cúng cầu mưa của dân tộc Jrai tại buôn Rưng Ma Nin (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa); lễ cúng cầu mưa của dân tộc Jrai tại xã Ia Pếch (huyện Ia Grai); lễ mừng lúa mới của dân tộc Jrai làng Ó (xã Ia Vê, huyện Chư Prông); lễ cúng năm mới của đồng bào Bahnar tại làng Đak Hway (xã Đak Tơ Pang, huyện Kông Chro); lễ Bơ Jrao của người Jrai tại xã Ia Ka (huyện Chư Păh); lễ mừng lúa mới của dân tộc Bahnar tại xã Ya Hội (huyện Đak Pơ); lễ mừng năm mới của người Bahnar tại làng Krông Hra (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ).

Theo ông Nguyễn Ngọc Long-Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, để tổ chức thành công chừng ấy đợt phục dựng các nghi lễ truyền thống là sự nỗ lực rất đáng ghi nhận của cán bộ, viên chức trong đơn vị, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền cũng như các ban ngành, đoàn thể địa phương. Không chỉ có vậy, nhân tố đặc biệt quan trọng trong các nghi lễ là cộng đồng cư dân bản địa với tư cách là chủ nhân của di sản văn hóa. Đơn cử như tại lễ mừng năm mới của người Bahnar làng Krông Hra, dân làng đã tạo nên một không gian văn hóa truyền thống đặc sắc và đậm tính nhân văn. 72 ghè rượu được các gia đình mang đến lễ hội đã nói lên tính cố kết cộng đồng bền chặt cũng như tấm lòng thảo thơm, hiếu khách của người Bahnar khu vực Đông Trường Sơn.

Lễ mừng năm mới của đồng bào Bahnar. Ảnh: Lam Nguyên

Lễ mừng năm mới của đồng bào Bahnar. Ảnh: Lam Nguyên

Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San cho biết thêm: Để phục dựng thành công một nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa, Nhà hát có bước chuẩn bị công phu và tiến hành rất thận trọng. Trước khi tổ chức phục dựng, Phòng Văn hóa văn nghệ quần chúng (Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San) tiến hành nghiên cứu tài liệu và điền dã để nắm bắt đặc điểm, nội dung, trình tự tiến hành cũng như tất cả các yếu tố liên quan đến nghi lễ. Mục tiêu đặt ra là làm thế nào thể hiện được nội dung và bản sắc của nghi lễ truyền thống. Trong số hàng chục nghi lễ lớn-nhỏ, rộng-hẹp trong đời sống của người Bahnar, Jrai, đơn vị chọn phục dựng những nghi lễ có tính cộng đồng và hướng đến các giá trị tốt đẹp. Trong quá trình phục dựng, Nhà hát luôn tôn trọng tính nguyên bản và chuẩn mực của nghi lễ truyền thống.

Qua tìm hiểu tại các địa phương, chúng tôi được biết, hầu hết các nghi lễ sau khi phục dựng đều được dân làng duy trì hàng năm và bước đầu phát huy hiệu quả về mặt văn hóa tinh thần cũng như thu hút khách du lịch. Trao đổi với chúng tôi, ông Siu Luynh-Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ-cho hay: Sau khi phục dựng lễ cúng giọt nước của dân tộc Jrai tại làng Krêl (xã Ia Krêl) vào năm 2020, những năm qua, dân làng luôn duy trì việc tổ chức lễ cúng đúng với nghi thức truyền thống. Tham gia lễ cúng không chỉ có dân làng mà còn hiện diện đông đảo người dân trong vùng và du khách thập phương.

Có thể khẳng định, phục dựng các nghi lễ truyền thống là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên bị mai một như hiện nay. Để các nghi lễ truyền thống tốt đẹp được duy trì và phát huy giá trị, cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng các địa phương cần quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất cho cộng đồng các buôn làng. Bên cạnh đó cũng cần có định hướng để hoạt động lễ hội đảm bảo an toàn, tiết kiệm và thực sự trở thành ngày hội của buôn làng.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.