Nhớ mùa lễ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng 3, đất trời Tây Nguyên luôn mang vẻ riêng biệt không lẫn vào đâu được. Đó là khoảng thời gian giao thoa giữa mùa khô và mùa mưa. Khoảng ấy, mỗi sớm mai trời vẫn se sẽ lạnh, nhưng quá trưa nắng lại gắt gao tựa như đã vào hè. Đêm nằm nghe vẳng lại nhịp chiêng bung biêng bung biêng. Khoảng này, Tây Nguyên đang mùa lễ hội. Hẳn phía những ngôi làng xa, không khí đang nao nức lắm.

Tuổi hai mươi đầy nhiệt thành của chúng tôi đã gửi lại một phần nơi những ngôi làng xa xôi. Trên lớp, tôi là cô giáo của đám nhỏ đủ lứa tuổi được ghép thành một lớp. Lớp học được làm từ các miếng ván ghép lại với nhau, mái lợp tôn, nền đất. Sáng nào lên lớp, học trò cũng xách nước tưới lên nền đất cho đỡ bụi.

Có lẽ hình ảnh những học trò, tuy đứa nào vóc dáng cũng nhỏ thó, nhưng nhanh nhẹn, rắn rỏi, sáng nào cũng quay nước từ cái giếng phía sau phòng học rồi thay phiên nhau xách tưới lên nền nhà trước giờ vào lớp là điều khiến tôi lưu lại lâu nhất. Ngày ấy, bụi đỏ làm thành Tây Nguyên hay Tây Nguyên mặc nhiên gắn với bụi đỏ. Bụi đỏ thành nỗi ám ảnh, thành ký ức, thành hoài niệm… trong mỗi chúng tôi. Sau giờ học, đám trẻ ấy lại trở thành “thầy” bày cho chúng tôi biết bao điều hay ho mà trước đó chúng tôi chưa một lần trải nghiệm.

R’Lan, cậu học trò nhỏ có nước da nâu sậm và đôi mắt sáng ẩn dưới hàng mi rậm, luôn là người bày ra các trò vui ở cái lớp học nơi ngôi làng Jrai xa xôi ấy. R’Lan là người đầu tiên kéo tôi đến dự một lễ pơ thi trong làng của cậu.

Đúng là phải đắm mình vào đời sống thật sự để cảm nhận, mới hiểu tại sao người Tây Nguyên có một mùa gọi là mùa “ăn năm uống tháng”. Tôi không còn nhớ nổi cái lễ pơ thi mà mình được tham gia thật sự kéo dài bao nhiêu ngày. Chỉ nhớ, tôi đã chìm đi trong những cảm xúc khác nhau, liên tục thay đổi ở mỗi một thời điểm trong cả quá trình từ phần lễ sang phần hội; ở mỗi không gian khác nhau, từ nhà sàn đến nhà rông, sang nhà mồ…

Ám vào trí nhớ vẫn là âm thanh bung biêng của nhịp cồng chiêng quyện vào những điệu xoang bám đầy đất đỏ. Chúng tôi không bị coi là những người khách lạ khi đến tham dự, với tất cả lòng nhiệt thành của những chủ nhà, mỗi người chúng tôi được mời một cang rượu cần. Thứ rượu được ủ từ men lá rừng chín ngấu, vừa đủ nồng, đủ đậm, để người uống cảm thấy bay bổng hơn khi hòa vào vòng người xoay tròn trong nhịp xoang.

Thời gian đã trôi qua rất lâu, đủ để R’Lan và những học trò nhỏ của tôi dạo ấy trưởng thành, có những em nay đã lập gia đình. Thỉnh thoảng sau đó, R’Lan viết thư cho tôi, những bức thư vẫn kể về cuộc sống đầy màu sắc, âm thanh và ánh sáng. Lại nhớ ngày ấy, thứ ánh sáng quý giá nhất với dân làng chính là ánh lửa và những đêm trăng trong vắt luênh loang trên đỉnh mái nhà rông. Đám trẻ được người già hướng dẫn các bài chiêng và cách chỉnh chiêng, chúng say sưa với những âm thanh bung biêng huyền hoặc loang trên đồi núi.

Cái đêm pơ thi năm nào, tôi vẫn nhận ra ánh mắt sáng như vì sao rọi qua ngọn cây gáo của cậu trò nhỏ R’Lan dù cậu đã hóa trang bằng cách bôi lem nhem lên mặt. Tôi nhận ra cậu trò nhỏ của mình còn bởi tiếng chiêng chắc và vang cùng những nhịp chân dứt khoát trong mỗi bài biểu diễn. Tôi đã rất ghen tị với đám trò nhỏ ấy, bởi mình không phải được sinh ra từ núi như chúng. Những đứa trẻ sinh ra từ núi, được thử thách để sinh tồn ngay khi vừa cất tiếng khóc chào đời. Chúng được tắm trong dòng suối mát chảy quanh co qua bao thác cao vực sâu, chúng được đắm mình giữa thiên nhiên bao quanh là rừng núi và những âm thanh của tự nhiên, chúng được tôi luyện trong nắng và gió trời, ngay cả lời hát ru chúng trong những ngày ấu thơ cũng vang đầy những nhịp khỏe khoắn và hùng tráng…

Những đứa trẻ ấy lớn lên thành những con trai con gái, vạm vỡ và hào sảng, đầy sức sống và bí ẩn, như núi cao như rừng sâu, như những đêm trăng huyền hoặc và ma mị quanh những ngôi nhà mồ lúp xúp dưới tán cây rợp bóng.

Thi thoảng giữa khuya, tiếng chiêng đâu đó bung biêng vọng lại. Tôi không chắc có phải là một âm thanh thật vọng lại từ đâu đó, hay là chỉ tại trong tiết trời tháng 3 mang mang đầy xúc cảm, mà lòng tôi, vì chộn rộn quá nên bật ra thứ âm thanh mê hoặc ấy hay không. Nhưng rõ là, tôi rất thèm được sống lại những tháng ngày đã trôi xa ấy, để thấy mình từng trẻ, để lại được đắm mình vào cuộc sống đầy màu sắc, âm thanh và ánh sáng, đầy bụi đỏ cuộn lên trong đêm trăng chuếnh choáng những nhịp chân.

Có thể bạn quan tâm

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Ra Bắc, vào Nam

Ra Bắc, vào Nam

(GLO)- Hơn nửa đời người, tôi loay hoay đi về giữa 2 miền Nam-Bắc. Miền Bắc là quê hương, là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời. Còn miền Nam là nơi tôi học tập và trưởng thành.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Mùi Tết

(GLO)- Có một ngày, tôi bỗng ngồi nhớ nhung mùi Tết, để rồi tự hỏi mùi của Tết là gì? Phải chăng đó là mùi của nồi bánh chưng đang sôi lục bục ở góc sân đêm 29 Tết hay là mùi thơm nồng của dưa hành dưa kiệu mới ngấu?

“Mùa đi cùng tháng năm”

“Mùa đi cùng tháng năm”

(GLO)- Rồi thời gian cũng sớm vẫy mùa xuân trở lại. Tôi đoán thế khi đang đứng ở hành lang một dãy phòng học nhìn ra buổi sáng mà mọi vật như còn bỡ ngỡ với “cơn nắng se ngang trời đông”. Như thể ngày hôm qua và cả hôm kia nữa, chưa hề gió lạnh.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên

Bâng khuâng chiều An Khê

(GLO)- Tôi trở lại An Khê vào một chiều mưa. Cơn mưa không ồn ào mà rơi êm vào ký ức, đánh thức một miền nhớ xa xôi, thuở nơi đây còn là một thị trấn nhỏ bình lặng nằm ven quốc lộ 19.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Bước ra ngày mới

Bước ra ngày mới

(GLO)- Lúc còn đi học, mỗi buổi sớm mai, tôi thường nghe thấy tiếng bánh xe lăn trên đường rồi sau đó mới là tiếng những cánh cổng sắt được mở ra, tiếng người đi thể dục lao xao.

Ảnh minh họa: Minh Lê

Mây giăng mắt núi

(GLO)- Qua ngày lập đông, còn bao nhiêu heo may gió cũng mang về theo mùa hun hút. Trên đầu dốc, cây bằng lăng núi lá đã chuyển thành màu đỏ sậm như những nốt son ấm áp giữa bao la xanh. Và mây ở đây, bốn mùa cứ lờn vờn khắp các triền đồi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn bắp của ba

(GLO)- Nhiều năm ở phố nhưng tôi đã quen với đất đồng, quen với sự bình yên làng mạc. Bởi vậy, hễ có dịp là tôi tranh thủ về quê, chẳng nhất thiết là phải cuối tuần.