Trái bơ tốt cho hệ tiêu hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bơ có nhiều ở Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên (Đak Lak, Gia Lai, Kon Tum)... Là cây ăn quả bổ dưỡng, phòng bệnh, dễ tiêu hóa, cân bằng hệ thần kinh, hạ cholesterol trong máu.

 Trái bơ hấp chín, sấy khô cải thiện hệ thần kinh và cơ bắp.
Trái bơ hấp chín, sấy khô cải thiện hệ thần kinh và cơ bắp.


Bơ cung cấp ít chất đường hơn loại quả khác nên rất thích hợp với những người bị tiểu đường; Tăng cường hệ miễn dịch; Các chất antioxidants chứa trong trái bơ giúp trung hòa các gốc tự do, cải thiện thị giác và phòng tránh các bệnh về mắt như bệnh loạn thị, bệnh tăng nhãn áp và bệnh đục thủy tinh thể; Thành phần axit folic trong trái bơ đóng vai trò có ích và quan trọng cho quá trình phát triển các mô mạnh khỏe của bào thai; Vitamin B6 có trong trái bơ có thể giúp làm dịu cảm giác buồn nôn và khó chịu ở bao tử của chị em trong kỳ thai nghén. Chất dầu chiết từ hạt bơ rất có ích trong việc điều trị các chứng bệnh về da như bệnh vẩy nến và chứng khô da.

Mùa thu hoạch quả bơ từ tháng 7-10 khi vỏ bắt đầu lấm tấm ánh vàng và có đốm đen. Dùng giấy gói quả bơ, rồi ủ kín trong 2-4 ngày. Quả bơ giấm chín có hương vị đậm đà và béo ngậy hơn quả chín cây.

Một số cách dùng bơ chữa bệnh:

Chữa tiểu đường: Lá bơ tươi sắc với 1.500ml nước, lấy 500ml. Chia uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 3 lần vào sáng, trưa và tối.

Chữa đau dạ dày: quả bơ 300g, nghệ vàng 150g, mật ong 50ml. Quả bơ gọt vỏ, bỏ hạt, hấp chín, sấy khô, nghệ vàng phơi khô, tán bột mịn, trộn đều, thêm mật ong hoàn viên, phơi khô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g, uống với nước sôi để nguội.

Trị tiêu chảy, lị, trừ giun sán, ngộ độc thức ăn, giảm ho: lá bơ, vỏ, cành non cây bơ phơi khô: 40g sắc với 750ml nước còn 300 ml nước. Chia làm 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn (Phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên dùng).

Tăng cường năng lượng, cải thiện hệ thần kinh và cơ bắp: quả bơ gọt vỏ, bỏ hạt: 200g (hấp chín, sấy khô), hoa nhài đã phơi khô 20g, tán bột mịn, trộn đều, thêm mật ong hoàn viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g, uống với nước sôi để nguội.

Món ăn, bài thuốc kích thích tiêu hóa, giải nhiệt: Quả bơ gần chín, gọt vỏ, thái miếng mỏng 1cm, trộn với rau xà lách, đường, gia vị, dầu ăn, giấm, hồ tiêu thành món rau ngũ vị (ngọt, mặn, béo, chua, cay) dùng trong bữa ăn hàng ngày.

DS. Nguyễn Thị Hồng (SK&ĐS)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.