TP HCM đã phát hiện biến thể phụ JN.1 ở người mắc COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2, phát hiện có 12 bệnh nhân nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1, ngoài ra có 1 ca nhiễm biến thể JN.1.1; 2 ca BA.2.86.1 và 1 ca XDD.

Sáng 24-1, Sở Y tế TP HCM cho biết qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã phát hiện biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2 ở các bệnh nhân nhập viện trong tháng 12-2023 tại TP HCM.

Tiến trình phát hiện các biến thể mới của SARS-CoV-2 năm 2023 do Nhóm giám sát bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và OUCRU thực hiện (tháng 12-2023)

Theo Sở Y tế, JN.1 là một biến thể phụ từ biến thể BA.2.86 của Omicron, được WHO xếp vào nhóm "biến thể đáng quan tâm" (Variant of Interest - VOI) và là nguyên nhân gây gia tăng số ca mắc và tử vong tại một số nước, trong đó có Thái Lan.

Tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh tại Viện Pasteur TP HCM

Tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh tại Viện Pasteur TP HCM

Tiến trình phát hiện các biến thể mới của COVID-19 được nhóm giám sát bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) thực hiện vào tháng 12-2023 từ mẫu bệnh phẩm của 16 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới trong tháng 12-2023.

Trong đó, ghi nhận có 12 bệnh nhân (75%) nhiễm biến thể phụ của Omicron JN.1. Ngoài ra có 1 ca nhiễm biến thể JN.1.1; 2 ca BA.2.86.1 và 1 ca XDD. Đáng lo ngại là số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới do COVID-19 có xu hướng gia tăng dần trong sáu tuần gần đây.

Theo số liệu giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), từ ngày 18-12-2023 đến hết ngày 22-1-2024 các bệnh viện của TP tiếp nhận 94 ca COVID-19 điều trị nội trú. Trong đó, có 17 ca bệnh nặng phải thở oxy, không có ca tử vong do COVID-19. Tất cả ca bệnh nặng đều là người thuộc nhóm nguy cơ (có bệnh nền nặng) và chưa tiêm chủng đủ các mũi vắc-xin COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Như vậy biến thể phụ JN.1 đã xuất hiện tại TP HCM sau khi CDC Hoa Kỳ báo cáo đây là biến thể đang phát triển nhanh nhất và chiếm ưu thế tại Mỹ trong tháng 12-2023.

Hiện nay, WHO đang theo dõi 5 biến thể cần quan tâm (VOI) gồm: XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5, BA.2.86 và JN.1. Với kết quả giám sát mới trong tháng 12 thì ngoại trừ biến thể EG.5, các biến thể phụ cần quan tâm (VOI) khác đều đã phát hiện tại TP HCM.

Theo WHO, JN.1 có những đặc điểm kháng nguyên mới cho phép virus dễ dàng tấn công vào hệ miễn dịch, dễ lây truyền hơn, do đó đã nhanh chóng chiếm ưu thế trong các biến thể SARS-CoV-2 gây bệnh toàn cầu. Tuy nhiên chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn các biến thể phụ khác của Omicron. Nhìn chung, tất cả các biến chủng hiện nay đều gây ra các triệu chứng bệnh COVID-19 tương tự nhau và mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng của hệ miễn dịch và trạng thái sức khỏe của từng người (có các bệnh nền hay không).

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.