Biến thể Covid-19 mới có thể lây nhiễm sâu trong phổi và gây bệnh nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ bản chất lẩn tránh miễn dịch của các biến thể Covid-19 mới.

Cho đến nay, các chuyên gia y tế cho biết các biến thể Covid-19 mới có thể lây lan nhanh hơn và thoát khỏi hệ thống miễn dịch một cách dễ dàng, theo tờ Times Of India.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ một điều nghiêm trọng hơn.

Biến thể Covid-19 mới có thể lây nhiễm vào các tế bào ở vùng dưới phổi và gây ra bệnh nặng

Biến thể Covid-19 mới có thể lây nhiễm vào các tế bào ở vùng dưới phổi và gây ra bệnh nặng

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Cell, một trong những biến thể Covid-19 mới đang chiếm ưu thế ở một số quốc gia hiện nay, có thể lây nhiễm sâu trong phổi và có khả năng liên kết với màng tế bào của vật chủ hiệu quả hơn. Đây là hai đặc điểm liên quan đến triệu chứng bệnh nặng.

Đó là biến thể Covid-19 nào?

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu biến thể Pirola, còn gọi là BA.2.86. Đây là tổ tiên của biến thể JN.1, hiện lây lan nhanh nhiều quốc gia và có khoảng 60 đột biến protein gai so với virus Corona ban đầu. Chúng cũng có nhiều hơn 30 đột biến so với biến thể BA.2 và biến thể XBB.1.5.

Biến thể Pirola hoặc BA.2.86 có thể lây nhiễm vào các tế bào ở phần sâu trong phổi, theo Times Of India.

Tại Mỹ, JN.1 chiếm đến 62% số ca nhiễm Covid-19 gần đây. Ảnh: Shutterstock

Tại Mỹ, JN.1 chiếm đến 62% số ca nhiễm Covid-19 gần đây. Ảnh: Shutterstock

Tác giả nghiên cứu chính, giáo sư - tiến sĩ Shan Lu Liu, làm việc tại khoa Nhiễm trùng và miễn dịch, thuộc Trường Y Đại học Florida (Mỹ), cho biết: BA.2.86 dường như đã làm tăng khả năng lây nhiễm của các tế bào biểu mô phổi cao hơn so với các biến thể Omicron khác, vì vậy điều đó hơi đáng lo ngại.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại BA.2.86 và các dòng phụ là "các biến thể được quan tâm". Tại Mỹ, JN.1 chiếm đến 62% số ca nhiễm Covid-19 gần đây.

Giám sát các biến thể là rất quan trọng

Giáo sư Liu cho biết, chúng ta biết rằng virus Corona có xu hướng tái tổ hợp virus, điều này dẫn đến các biến thể mới với số lượng đột biến khổng lồ có thể làm tăng khả năng trốn tránh miễn dịch cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đó là lý do tại sao việc giám sát các biến thể vẫn rất quan trọng.

Có thể bạn quan tâm

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

Nghiện rượu - tan vỡ mái ấm, rối loạn tâm thần

(GLO)- Tại Bệnh viện Tâm thần kinh Pleiku, nhiều bệnh nhân đang điều trị rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng rượu. Điều đáng nói, sau thời gian điều trị khỏi bệnh về nhà, họ lại tái nghiện rượu, khiến gia đình xung đột, người thân xa lánh, mái ấm đổ vỡ...

Thuốc Femancia

Gia Lai: Cảnh báo về thuốc Femancia và hai sản phẩm thực phẩm không còn hiệu lực lưu hành

(GLO)- Sở Y tế vừa ban hành văn bản thông báo thu hồi toàn bộ thuốc Femancia, số đăng ký VD-27929-17, do vi phạm mức độ 2 theo quy định của Bộ Y tế. Đây là loại thuốc có dạng viên nang cứng, chứa sắt nguyên tố (dưới dạng sắt fumarat) và acid folic, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun sản xuất.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

(GLO)- Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, lựa chọn đồ uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-7, tại phường Pleiku, Sở Y tế tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực y tế của 77 xã, phường khu vực phía Tây tỉnh. Trước đó, công chức cấp xã của 58 xã, phường khu vực phía Đông tỉnh đã được bồi dưỡng lĩnh vực này.

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

null