Tổng thống Ukraine kêu gọi đàm phán giải quyết bế tắc xuất khẩu ngũ cốc với Ba Lan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ukraine tỏ ra lúng túng và kêu gọi Ba Lan có giải pháp để “hóa giải” tình hình phản đối nhập ngũ cốc của Kiev. Các hành động phản đối của nông dân Ba Lan diễn ra tại ít nhất 250 địa điểm trên cả nước và có thể kéo dài đến ngày 10/3.
Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: AFP

Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 15/2 đã chỉ đạo Thủ tướng Ukraine đàm phán với người đồng cấp Ba Lan Donald Tusk về việc nông dân Ba Lan biểu tình phản đối nhập khẩu ngũ cốc của Kiev. Một số nông dân Ba Lan còn chặn và ép xe tải Ukraine đổ ngũ cốc xuống đường ở biên giới.

Tổng thống Ukraine lên án hành động trên, kêu gọi Ba Lan cải thiện quan hệ. "Chúng ta phải bảo vệ tình láng giềng tốt đẹp bất chấp mọi thứ", ông Zelensky nói, thêm rằng Ukraine và Ba Lan "có kẻ địch chung ở Nga" và hai nước "luôn luôn nên thương lượng với nhau".

Ba Lan là một trong những nước tích cực ủng hộ Ukraine khi xảy ra xung đột hồi tháng 2/2022. Tuy nhiên, vấn đề ngũ cốc giá rẻ Ukraine đã ảnh hưởng tới thị trường nội địa Ba Lan cùng một số nước châu Âu. Lãnh đạo Ba Lan - Ukraine cũng có phát ngôn chỉ trích đối phương.

Ba Lan cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine từ dưới thời cựu thủ tướng Mateusz Morawiecki và vẫn duy trì lệnh này sau khi tân Thủ tướng Tusk, người mang quan điểm thân Liên minh châu Âu (EU), lên nắm quyền hồi tháng 10/2023.

Sau khi xung đột bùng phát, xuất khẩu ngũ cốc của Kiev qua Biển Đen bị gián đoạn, EU đã tạo điều kiện vận chuyển qua liên minh đến các quốc gia khác, nhưng một phần ngũ cốc Ukraine kẹt lại ở các nước Đông Âu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng thị trường nội địa.

Từ ngày 9/2, nông dân Ba Lan bắt đầu biểu tình tại các cửa khẩu biên giới và chặn đường cao tốc, điều khiển máy kéo di chuyển chậm chạp đến các thành phố lớn, gây cản trở giao thông nghiêm trọng. Theo những người tham gia hành động phản đối, việc dư thừa nông sản từ Ukraine, được sản xuất không theo tiêu chuẩn và quy trình của EU, là gánh nặng rất lớn đối với họ.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.