'Tôi đi vay online, lãi suất tới 700%/năm'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù đã chuẩn bị tâm lý thủ tục vay sẽ đơn giản, tôi vẫn ngạc nhiên khi việc vay tiền ai đó lại dễ dàng đến như vậy, thậm chí còn đơn giản hơn khi vay “tín dụng đen”.
Trong vai một sinh viên cần tiền đóng học lại, tôi tìm đến việc vay tiền online thông qua các website quảng cáo trên mạng.
Vay chớp nhoáng
Ngay khi tìm kiếm từ khóa “vay tiền trực tuyến” trên Google, một loạt đề xuất tương tự hiện ra như “vay tiền trực tuyến nhanh”, “vay tiền nóng”, “đăng ký vay tiền trực tuyến ngay”… Hàng loạt trang web cho vay tiền trực tuyến cũng hiện ra như Clickvay, ATMonline, Cashwagon, Doctordong hay Monily…
Đi kèm với đó là những lời quảng cáo hấp dẫn như “thủ tục vay siêu nhanh”, “vay siêu đơn giản với gần 100% đơn xin vay vốn được chấp nhận” hay đại loại như “mỗi ngày tiếp nhận hàng nghìn lượt vay tiền”, “đã có hàng chục nghìn người được giải ngân”…
Bắt đầu tư một website giới thiệu khách hàng chỉ cần đăng ký là khoản vay sẽ được duyệt trong 15 phút. Tìm hiểu về đơn vị này, công ty tự giới thiệu là một hệ thống phụ trợ khoản vay trực tuyến dựa trên công nghệ, giúp sắp đặt một công ty cho vay phù hợp yêu cầu của khách hàng. Thậm chí, đơn vị này cũng giới thiệu đã hoạt động tại hơn 8 quốc gia.
Giao diện phổ biến của các website vay tiền trực tuyến. Ảnh chụp màn hình.
Giao diện phổ biến của các website vay tiền trực tuyến. Ảnh chụp màn hình.
Tìm hiểu về mức lãi suất, đơn vị này đưa ra vào khoảng 1-1,2%/ngày, tương đương lên tới 365-438%/năm, tùy hạn mức vay. Như với khoản vay 2 triệu đồng, trả trong vòng 30 ngày, tỷ lệ lãi suất sẽ là 1%. Sau cùng, số tiền cả gốc và lãi tôi phải thanh toán là 2,8 triệu đồng.
Còn với khoản vay 10 triệu đồng và vẫn thanh toán trong vòng 30 ngày, mức lại suất được đưa ra là 39%/tháng, tương đương 468%/năm. Sau khi trả đủ gốc và lãi số tiền tôi phải trả là 13,9 triệu đồng.
Tại một, website khác với lời giới thiệu gần 5 triệu người đã đăng ký vay, mức lãi suất đưa ra cũng vào khoảng 500%/năm.
Đề xuất khoản vay trị giá 5 triệu đồng và trả nợ trong vòng 30 ngày, tổng số tiền tôi phải trả lên tới 6,96 triệu đồng. Thủ tục đăng ký vay tại đây cũng rất dễ dàng khi chỉ cần để lại những thông tin cơ bản như tên tuổi, số CMND, địa chỉ…
Tuy nhiên, càng hoàn thiện nhiều thông tin theo hướng dẫn thì khả năng nhận được khoản vay của tôi càng cao. Đầu tiên là họ tên và số điện thoại, tới lớp thứ 2 là thông tin về số CMND, ngày cấp; tiếp đến là thông tin về việc làm hiện tại, số điện thoại cơ quan, đồng nghiệp… Tôi cũng được yêu cầu cung cấp số tài khoản ngân hàng và cuối cùng là xác minh thông tin bằng cách chụp ảnh lại CMND cùng ảnh chân dung. Ngay sau đó, điện thoại tôi nhận tin nhắn mã OTP theo số điện thoại đã đăng ký trước đó.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, nhân viên công ty cho vay gọi điện lại xác nhận khoản vay. Vin lý do lãi suất quá cao, tôi đã từ chối.
Ước tính, toàn bộ thao tác từ khi tìm kiếm từ khóa đến khi nhân viên công ty gọi điện xác nhận vay tiền chỉ chưa tới 5 phút. Phía nhân viên tư vấn cũng cho biết khoản vay sẽ được xét duyệt trong khoảng 30 phút trước khi tiền được chuyển vào tài khoản của tôi.
Tìm kiếm tại các website khác, hầu hết mức lãi suất của hình thức vay trực tuyến này đều trên 400-500%/năm. Tuy nhiên đây cũng chưa phải là mức lãi suất cao nhất.
“Cắt cổ” hơn tín dụng đen
Phạm Văn V, sinh viên một trường Cao đẳng tại Hà Nội, cho hay đang vất vả với khoản vay trực tuyến của mình cách đây hơn một tuần. Theo đó, do cần tiền gấp để sinh hoạt cá nhân, V đã vay 2 triệu đồng qua hình thức vay trực tuyến.
“Em ra vay nóng ở tiệm cầm đồ người ta cũng yêu cầu phải có thế chấp mới cho vay, cần tiền gấp quá mới phải vay online trên mạng. Hiện tại, mỗi ngày em đang phải trả hơn 20.000 đồng tiền lãi, cao hơn nhiều vay cầm đồ”, V nói.
Theo đó, khoản vay 2 triệu của V đang phải chịu lãi suất 1,2%/ngày (24.000 đồng/ngày), tương đương 12.000 đồng/triệu/ngày. Trong khi mức lãi suất cho vay không tài sản thế chấp của tín dụng đen tại  Hà Nội hiện cũng chỉ vào khoảng 7.000-9.000 đồng/triệu/ngày. Với mức lãi suất này, sau 30 ngày số tiền V. phải trả bên cho vay lên tới 2,72 triệu đồng.
Tương tự, anh Bùi Ngọc H (28 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho hay khi vay tiền trực tuyến anh còn phải chịu thêm phí quản lý khoản vay từ bên cho vay dao động từ 1,2-2%/ngày, tương đương 438-720%/năm. Anh H nói mức lãi suất niêm yết khi khách hàng đăng ký cho vay chỉ là một phần, sau khi chấp nhận vay khách hàng sẽ được thông báo thêm phụ phí của khoản vay, chưa kể tới mức phí phạt nếu khách trả tiền trễ hẹn.
Số liệu khảo sát tương đối.
Số liệu khảo sát tương đối.
Ngoài việc lãi suất “cắt cổ”, các thủ tục vay trực tuyến cũng tương đối giống việc vay nặng lãi bên ngoài khi khách hàng cũng phải để lại số điện thoại đồng nghiệp, người thân để bên cho vay gọi điện xác nhận. Trường hợp không liên lạc được với người vay, đây sẽ là những số điện thoại sẽ bị nhắc tới để đòi nợ. Thậm chí, toàn bộ thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, số CMND, địa chỉ… của người đi vay cũng sẽ bị bên cho vay nắm giữ.
Anh Đặng Bá Ng (Cầu Giấy, Hà Nội), chủ một tiệm cầm đồ khu vực này cho biết mức lãi suất các công ty cho vay trực tuyến đưa ra cao hơn rất nhiều mức lãi tại các tiệm cầm đồ hiện nay.
“Thông thường cho vay có đồ thế chấp cũng chỉ lấy của khách 2.000-4.000 đồng/triệu/ngày. Nếu vay không đồ thế chấp lãi cũng chỉ 7.000-8.000 đồng/triệu/ngày chứ chưa tới mức trên 10.000 đồng như vay trực tuyến”, anh Ng khẳng định.
Anh Ng cũng khẳng định mức lãi suất phổ biến trên thị trường chợ đen hiện nay cũng không có giá trên 10.000 đồng/triệu/ngày.
Quang Thắng (Zing.vn)

Có thể bạn quan tâm

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

null