Tổ chức Hàng hải Quốc tế khẳng định kênh đào Panama sẽ vẫn thuộc về Panama

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi ông Donald Trump tuyên bố sẽ không loại trừ khả năng can thiệp quân sự để đưa kênh đào Panama vào tầm kiểm soát của Mỹ, ông Arsenio Dominguez-Tổng Thư ký Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã lên tiếng khẳng định kênh đào Panama sẽ vẫn thuộc về Panama.

tau-hang-di-chuyen-qua-kenh-dao-panama-anh-ttxvn.jpg
Tàu hàng di chuyển qua kênh đào Panama. Ảnh: THX/TTXVN

Theo ông Arsenio Dominguez, vấn đề này rất rõ ràng và không cần phải tranh luận thêm. Vì các hiệp ước đã được ký kết vào năm 1977 quy định kênh đào đã được chuyển giao cho Panama và quốc gia này sẽ tiếp tục quản lý tuyến đường thủy quan trọng này như đã làm.

Kênh đào Panama là tuyến đường thủy nhân tạo nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, từng do Mỹ xây dựng, sở hữu và điều hành. Tuy nhiên, vào những năm 1970, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter, Washington đã đạt được thỏa thuận dần chuyển giao quyền kiểm soát kênh đào có vai trò quan trọng này cho Panama.

Trước đó, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino cũng đã tuyên bố kênh đào Panama và các khu vực lân cận hoàn toàn thuộc chủ quyền của Panama và sẽ tiếp tục thuộc về quốc gia này. Đồng thời, ông khẳng định rằng chủ quyền đối với kênh đào Panama là “không thể thương lượng”, bác bỏ mọi ý định thay đổi quyền kiểm soát của Panama đối với tuyến đường thủy quan trọng này.

Có thể bạn quan tâm

Hàn Quốc tập trận trên đảo Baengnyeong và Yeonpyeong gần biên giới Triều Tiên

Hàn Quốc tập trận trên đảo Baengnyeong và Yeonpyeong gần biên giới Triều Tiên

(GLO)- Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) ngày 19/2 tuyên bố lực lượng thủy quân lục chiến đã tiến hành tập trận bắn đạn thật tại các đảo gần đường biên giới trên biển phía Tây để tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa trên bán đảo Triều Tiên, theo Yonhap.

Triều Tiên nói Mỹ nên dừng chính sách thù địch

Triều Tiên nói Mỹ nên dừng chính sách thù địch

(GLO)- Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên ngày 15/2 cho biết, Bình Nhưỡng một lần nữa yêu cầu Mỹ từ bỏ chính sách thù địch, đồng thời khẳng định Triều Tiên nghiên cứu - phát triển tên lửa liên lục địa (ICBM) là chính đáng nhằm bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia.