Tin vui: Tìm ra 2 giống sắn mới kháng bệnh khảm lá 100%, dịch bệnh tàn phá nhiều vùng trồng sắn được đẩy lùi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Gần 4 năm kể từ ngày dịch khảm lá sắn (khoai mì) xuất hiện ở Tây Ninh, nỗ lực tìm kiếm không ngừng nghỉ giống sắn kháng bệnh khảm lá đã đạt được kết quả đáng mừng. Hai giống sắn HN3 và HN5 có khả năng kháng bệnh khảm lá sắn gần như 100%.
Trao đổi với PV Danviet, ông Nguyễn Văn Hồng – Phó Chi cục trưởng Chị cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, việc tìm ra giống sắn kháng bệnh là thông tin không thể vui hơn. 
"Niềm vui này không chỉ cho riêng Tây Ninh mà với cả ngành nông nghiệp. Triển vọng đẩy lùi dịch khảm lá sắn đã mở ra trước mắt", ông Hồng nói.
Hành trình đi tìm giống sắn kháng bệnh
Tháng 5/2017, bệnh khảm lá sắn do virus gây hại xuất hiện lần đầu tiên trên địa bàn xã Tân Hà (huyện Tân Châu, Tây Ninh). 
Từ đây, dịch bệnh bắt đầu lan rộng, hoành hành trên khắp các cánh đồng trồng sắn cả nước.

Bệnh khảm lá sắn xuất hiện lần đầu tiên ở Tây Ninh hồi tháng 5/2017.
Bệnh khảm lá sắn xuất hiện lần đầu tiên ở Tây Ninh hồi tháng 5/2017.
Dịch khảm lá đặt nông dân trồng sắn vào tình cảnh "sống chung với lũ" vì mỏi mắt trông chờ nguồn giống sạch bệnh. Người trồng sắn ở Tây Ninh hiểu rõ hơn ai hết nỗi khốn khó trong cuộc chiến chống lại dịch khảm.
Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NNPTNT Tây Ninh cho biết, nhiều mô hình sản xuất thử nghiệm giống sắn sạch bệnh được triển khai. 
Tuy nhiên, hiệu quả mang lại không cao do áp lực dịch bệnh lớn; không kiểm soát được nguồn bọ phấn trắng lây lan nguồn bệnh.
Ở Tây Ninh, mùa vụ sản diễn ra xuất liên tục, tạo thuận lợi cho tiêu thụ hom giống sắn nhiễm bệnh cũng là nguyên nhân chính làm lây nhiễm chéo dịch bệnh. 
Toàn tỉnh có diện tích trồng sắn rất lớn (hơn 50.000 ha/năm) nhưng nguồn giống sạch bệnh cho sản xuất đại trà rất thiếu.
Điển hình như giống sắn KM94 được kỳ vọng có sức kháng bệnh cao. Tuy nhiên, thực tế triển khai các mô hình đều không đạt được kết quả mĩ mãn. Giống sắn HLS-11 vốn có năng suất cao, nhưng dễ nhiễm bệnh lại tiếp tục được nông dân đưa vào sản xuất.

Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NNPTNT Tây Ninh kiểm tra vùng trồng sắn ở huyện Tân Châu
Ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NNPTNT Tây Ninh kiểm tra vùng trồng sắn ở huyện Tân Châu
Ngay khi dịch bệnh phát sinh gây hại, các ngành chức năng, các cơ quan nghiên cứu đã xác định: tìm cho được giống sắn kháng bệnh mới là giải pháp giúp kiểm soát bệnh một cách hiệu quả, bền vững và kinh tế nhất.
Từ năm 2018, tỉnh Tây Ninh phối hợp với Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan chuyên ngành bắt đầu nhập những giống sắn có triển vọng vào Tây Ninh để nghiên cứu và tuyển chọn. Đến cuối năm 2020, triển vọng về nguồn giống sạch bệnh mới trở nên rõ nét.

Diện tích sắn nhiễm bệnh khảm lan rộng khắp Tây Ninh và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước
Diện tích sắn nhiễm bệnh khảm lan rộng khắp Tây Ninh và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước
Từ 102 giống sắn triển vọng nhập về lúc đầu, quá trình kiểm tra, thải loại đã tuyển được hai giống HN3 và HN5 là  ưu việt nhất. 
Tiến sĩ Nguyễn Anh Vũ, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam cho biết, qua 3 vụ trồng thử nghiệm, hai giống này có tỉ lệ tinh bột đạt 26-27%; năng suất cũ bình quân đạt 35 tấn/ha.
"Đây là những chỉ tiêu rất đạt yêu cầu so với các giống đối chứng đang trồng ở địa phương. Đặc biệt hai giống này không nhiễm bệnh khảm lá và sẽ được nhân rộng đến các vụ kế tiếp", TS. Vũ nói.
Nhân rộng diện tích trồng giống kháng
Cuối năm 2020, tổng diện tích trồng sắn toàn tỉnh Tây  Ninh là 57.149ha; năng suất chung cả tỉnh đạt 325 tạ/ha; lợi nhuận bình quân khoảng 20 triệu đồng/ha/vụ. 
Cây sắn góp phần quan trọng trong việc duy trì ổn định kinh tế xã hội; tạo việc làm cho lao động nông thôn và thu nhập cho nông dân, nhất là những nông dân có ít vốn đầu tư.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh (trái) kiểm tra giống sắn kháng bệnh tại Tây Ninh cuối năm 2020
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh (trái) kiểm tra giống sắn kháng bệnh tại Tây Ninh cuối năm 2020
Theo ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chi cục trưởng Chị cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tây Ninh, yêu cầu tìm cho ra giống sắn sức chống chịu, kháng lại bệnh khảm lá được ngành nông nghiệp đặt ra cấp thiết, để cung cấp giống trồng đại trà trên vùng nguyên liệu Tây Ninh.
Ngoài chỉ tiêu khám bệnh khám lá, năng suất củ và tỷ lệ tinh bột cũng được chú trọng. Ngoại trừ một số giống cho năng suất tốt nhưng vẫn còn hiện tượng soắn lá giai đoạn đầu thì giống HN3, HN5 tuyệt đối không có dấu hiệu này.
"Khả năng kháng bệnh của giống HN3, HN5 gần như 100%. Tỷ lệ tinh bột được đánh giá khả quan và được nông dân đang gây trồng ở khu vực thử nghiệm ủng hộ", ông Hồng nói.
Ông Trần Văn Bình ở xã Tân Hội (huyện Tân Châu) là một trong những nông dân đầu tiên được chuyển giao trồng thử nghiệm giống mới. 
Ông Bình kể, khi nhận giống mới, nhiều nông dân tỏ ra ngần ngại và không tin tưởng lắm. Vì trước đó, rất nhiều giống trồng xuống rồi cũng bị nhiễm bệnh. 
Riêng các giống HN3 và HN% cho hiệu quả khả quan. Khi đã có giống kháng bệnh, nông dân sẵn sàng mua về trồng dù giá hom giống sạch bệnh cao.

Việc tìm được giống sắn kháng bệnh mở ra triển vọng đẩy lùi dịch khảm lá sắn
Việc tìm được giống sắn kháng bệnh mở ra triển vọng đẩy lùi dịch khảm lá sắn
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, nhờ áp dụng kỹ thuật nhân nhanh giống sắn cấy mô, nhóm nghiên cứu đã rút ngắn thời gian 1 năm để đánh giá các giống kháng bệnh.
Để khẳng định lại, các dòng sắn kháng bệnh này được ghép lên cây bệnh. Và kết quả cũng cho thấy, ngọn ghép không có biểu hiện bị bệnh khảm lá.
Các giống sắn kháng bệnh khác sẽ tiếp tục được tiếp tục đánh giá. Riêng giống HN3, HN5; Chi cục sẽ triển khai nhân rộng với diện tích khoảng 10ha.
 Hi vọng trong vụ mì sắp tới, một số hộ nông dân được chuyển giao giống mới có thể tự gây trồng và tiếp tục đánh giá hiệu quả của chúng.
Theo ông Hồng, lộ trình đẩy lùi dịch khảm lá có thể kéo dài từ 2-3 năm, sau khi triển khai và đánh giá trên diện rộng để được Bộ NNPTNT công nhận giống kháng. 
Tuy nhiên, việc tìm ra được giống kháng bệnh 100% là thông tin rất vui, không chỉ với Tây Nình mà nhiều tỉnh thành khác.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhân rộng giống kháng, trước mắt là trên vùng nguyên liệu toàn tỉnh Tây Ninh, sau đó là triển khai đồng bộ trên nhiều tỉnh thành khác", ông Hồng nói.
Theo Nguyễn Vy (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.