Tìm thấy chất chống ung thư trong loại nấm quen thuộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm thấy khả năng chống lại ung thư tuyến tiền liệt của một trong những loại nấm được trồng và ăn nhiều nhất thế giới.

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y học Clinical and Translational Medicine, nhóm tác giả từ tổ chức nghiên cứu ung thư City of Hope của Mỹ đã chứng minh khả năng chống lại ung thư của chiết xuất nấm Agaricus bisporus.

Agaricus bisporus, còn được gọi với những cái tên quen thuộc như nấm mỡ hay nấm nút trắng, là một trong những loại nấm được dùng làm thực phẩm rộng rãi nhất.

Chiết xuất nấm mỡ (Agaricus bisporus) có khả năng hỗ trợ chống lại ung thư tuyến tiền liệt - Minh họa AI: Anh Thư
Chiết xuất nấm mỡ (Agaricus bisporus) có khả năng hỗ trợ chống lại ung thư tuyến tiền liệt - Minh họa AI: Anh Thư

Theo Science Alert, giống như nhiều khối u khác, khối u trong bệnh ung thư tuyến tiền liệt tự bảo vệ nó bằng cách sản sinh ra các tế bào ức chế có nguồn gốc từ tủy (MDSC), ngăn chặn hệ miễn dịch của chính bệnh nhân tiêu diệt mầm bệnh.

Nghiên cứu mới cho thấy chiết xuất nấm mỡ có sức mạnh phá vỡ lá chắn này.

Trong một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I trước đó, các nhà nghiên cứu tại City of Hope đã tìm thấy những dấu hiệu đầy hứa hẹn rằng chiết xuất nấm nút trắng có thể hỗ trợ khống chế bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Trong đó, một số tình nguyện viên còn giảm được mức MDSC lưu hành.

Sau nhiều tháng sử dụng viên chiết xuất nấm mỡ bổ sung 2 lần mỗi ngày, một số người đã giảm các dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt trong máu xuống mức không thể phát hiện được.

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành song song một thử nghiệm trên chuột và thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II để tìm hiểu cơ chế đằng sau tác động đã quan sát được.

Ở các con chuột mắc ung thư tuyến tiền liệt, chiết xuất từ nấm làm chậm đáng kể sự phát triển của khối u và kéo dài sự sống.

Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II đang diễn ra, các bệnh nhân nhận được chiết xuất nấm mỡ có lượng MDSC thấp hơn và số lượng tế bào miễn dịch chống khối u cao hơn.

Tuy vậy, điều này không có nghĩa nấm mỡ có thể dùng để thay thế thuốc.

Thay vào đó, nó có thể được sử dụng như một biện pháp dinh dưỡng an toàn nhằm hỗ trợ các liệu pháp điều trị khác, thông qua việc tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch và kìm hãm căn bệnh.

Ngoài ra, các bước nghiên cứu cũng chỉ ra việc ăn loại nấm này cũng góp phần ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở những người chưa bị bệnh.

Về cơ bản, nấm mỡ cũng như các loại nấm khác chứa nhiều chất xơ hòa tan, protein, lipid và hóa chất thực vật, tất cả đều có thể gây độc cho tế bào ung thư.

Các tác giả cho biết cuộc nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn nhằm đưa đến một liệu pháp dinh dưỡng phù hợp, như biện pháp can thiệp hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư.

Mặc dù vậy, chắc chắn là tốt nếu như quý ông thỉnh thoảng bổ sung nấm mỡ tươi vào khẩu phần ăn của mình ngay từ bây giờ.

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

(GLO)- Cuối tháng 3 vừa qua, Gia Lai ghi nhận 1 bệnh nhi (SN 2020) tử vong nghi do sởi biến chứng nặng. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Thống kê cho thấy, hầu hết các ca sởi, nghi sởi biến chứng nặng tại tỉnh đều rơi vào trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ.

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội Gia Lai, từ ngày 1-6-2025, đơn vị dừng in thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy kể cả các trường hợp đề nghị cấp lại và cấp đổi thẻ BHYT, chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chíp.