"Tìm hiểu về Căn cứ cách mạng Khu 10-xã Krong giai đoạn 1945-1975"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Câu hỏi trắc nghiệm cuộc thi “Tìm hiểu về Căn cứ cách mạng Khu 10-xã Krong giai đoạn 1945-1975”
Kỳ 4 (Từ ngày 16-4-2018 đến ngày 22-4-2018)


Câu 1: Trước yêu cầu của việc củng cố, xây dựng căn cứ địa cách mạng, tỉnh đã cắt các xã Krong, Kơpier (thuộc Khu 2) và xã Lơpa (Khu 3) để thành lập Khu căn cứ trực thuộc tỉnh (nay thuộc địa bàn xã Krong, huyện Kbang).

Anh (chị) hãy cho biết, Khu căn cứ trực thuộc tỉnh được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Lúc này, đồng chí nào được phân công làm Bí thư Ban Cán sự Khu căn cứ?

a) Ngày 27-1-1961; đồng chí Nguyễn Tuân (Bă Bôh) làm Bí thư.    
b) Ngày 28-2-1962; đồng chí Hngứt (Đinh Rơi) làm Bí thư.    
c) Ngày 29-3-1963; đồng chí Nguyễn Kim Chi (Asong) làm Bí thư.
d) Ngày 30-4-1964; Anh hùng Đinh Núp làm Bí thư.

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết từ năm 1962-1968, Tỉnh ủy và cơ quan Tuyên huấn của tỉnh Gia Lai đóng tại làng Kon Jueng thuộc xã nào?

a) Xã Krong.       c) Xã Lơku.         
b) Xã Lơpa.         d) Xã Kơpier.

Câu 3: Tháng 4-1962, một tiểu đoàn ngụy (thuộc Sư đoàn 9 bộ binh) từ Vĩnh Thạnh đổ quân vào vùng Krong và Hơnơng nhằm triệt phá Khu căn cứ, hành lang của ta. Lực lượng du kích xã Krong và xã Hơnơng đã phối hợp với Tiểu đoàn 50 của Quân khu V, bao vây đánh địch suốt 5 ngày đêm đã loại khỏi vòng chiến đấu bao nhiêu tên địch và bắn rơi bao nhiêu máy bay, buộc địch phải bỏ cuộc càn quét?

a) 200 tên địch và 2 máy bay.        
b) 300 tên địch và 3 máy bay.        
c) 400 tên địch và 4 máy bay.
d) 500 tên địch và 5 máy bay.

Câu 4: Theo nội dung Chương trình số 22-CTr/TU ngày 20-9-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư, xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, huyện Kbang thì việc đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo Khu di tích nhằm mục đích gì?


a) Đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo Khu di tích nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho quần chúng nhân dân xã Krong, huyện Kbang.
b) Đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo Khu di tích nhằm ghi nhận công lao, sự cống hiến to lớn của cán bộ, đảng viên, nhân dân huyện Kbang.
c) Đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo Khu di tích nhằm ghi nhận công lao, sự cống hiến to lớn của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở các huyện phía Đông, tỉnh Gia Lai.
d) Đầu tư xây dựng, bảo tồn, tôn tạo Khu di tích nhằm ghi nhận công lao, sự cống hiến to lớn của các thế hệ cha anh đi trước; tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Câu 5: Theo bạn, có bao nhiêu người tham gia dự thi kỳ này?

 

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.