Tìm hiểu về Căn cứ cách mạng Khu 10-xã Krong giai đoạn 1945-1975 (Kỳ 2)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Kỳ 2  (Từ ngày 2-4 đến ngày 8-4-2018)

Câu 1: Trong những năm đầu đấu tranh chính trị (1954-1958), chi bộ Bơnâm đã thành lập mấy tổ du kích mật và có bao nhiêu người làm nhiệm vụ đưa đón, bảo vệ cán bộ qua lại vùng căn cứ này?

a) 2 tổ, gồm 15 người.                      
b) 3 tổ, gồm 16 người.
c) 4 tổ, gồm 17 người.                     
d) 5 tổ, gồm 18 người.

Câu 2: Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị quán triệt và học tập Nghị quyết 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) phân tích tình hình, xác định đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng miền Nam Việt Nam vào thời gian nào; ở đâu?

a) Tháng 6-1959; làng Bok Dak, xã Krong.
b) Tháng 7-1959; làng Kon Jueng, xã Kơpier.
c) Tháng 8-1959; làng Kơlêch, xã Bơnâm.
d) Tháng 9-1959; làng Đe Pôt, xã Lơpa.

Câu 3: Vì sao trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tỉnh ủy Gia Lai chọn địa bàn xã Bơnâm để xây dựng căn cứ địa cách mạng?

a) Bơnâm là vùng căn cứ du kích cũ, nhiều làng có cán bộ, đảng viên và du kích.
b) Nhân dân xã Bơnâm có bản lĩnh, được giác ngộ cách mạng từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
c) Xã Bơnâm nối liền với căn cứ địa Vĩnh Thạnh (Bình Định) và huyện Kon Plông (Kon Tum) hình thành hệ thống căn cứ địa liên hoàn 3 tỉnh, tạo điều kiện thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển.
d) Vì vùng này hội tụ đủ các yếu tố: Thiên thời-Địa lợi-Nhân hòa và các yếu tố nêu ở trên.

Câu 4: Theo nội dung của Chương trình số 22-CTr/TU ngày 20-9-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư, xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng của tỉnh tại xã Krong, huyện Kbang thì xã Krong trở thành căn cứ cách mạng của tỉnh trong bao nhiêu năm?

a) 17 năm, từ tháng 9-1958 đến tháng 4-1975.
b) 18 năm, từ tháng 10-1957 đến tháng 4-1975.
c) 19 năm, từ tháng 11-1956 đến tháng 4-1975.
d) 20 năm, từ tháng 12-1955 đến tháng 4-1975 .

Câu 5: Theo bạn, có bao nhiêu người tham gia dự thi kỳ này?

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.